Tam giác mạch và sinh kế của người dân trên Cao nguyên đá

07:15, 06/10/2016

BHG- Tháng 10, Tam giác mạch (TGM) trở thành “Câu thần chú” với bất kỳ ai lên với Cao nguyên đá Đồng Văn. Loài hoa bé nhỏ, phơn phớt hồng ấy không chỉ có sức hút diệu kỳ, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách lên chiêm ngưỡng mà còn tạo ra sinh kế mới, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Nhiều du khách vui lòng trả một khoản phí nhỏ để được thỏa sức chụp những bức ảnh đẹp giữa mùa hoa TGM Tam giác mạch.
Nhiều du khách vui lòng trả một khoản phí nhỏ để được thỏa sức chụp những bức ảnh đẹp giữa mùa hoa TGM Tam giác mạch.

Mới đây, trong Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn 2030 đã nêu rõ vấn đề về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản phải đồng hành với việc tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng trên cơ sở phát triển du lịch dựa vào khai thác các giá trị di sản ở Công viên Địa chất. Chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của tỉnh ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh... còn chú trọng việc tạo ra sinh kế cho người dân từ du lịch.

Mấy năm gần đây, khi Cao nguyên đá Đồng Văn góp mặt vào mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, khách du lịch đến với Hà Giang ngày càng đông và hoa TGM trở thành “cơn sốt du lịch” của giới trẻ, điều này không chỉ giúp Hà Giang thu về nguồn doanh thu lớn từ du lịch mà đồng thời cũng đặt ra “bài toán” về phát triển bền vững du lịch gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng trồng hoa. Năm nay, tỉnh ta tổ chức Lễ hội Hoa TGM lần thứ 2 với quy mô lớn và nhiều chương trình, nội dung hấp dẫn, trong đó việc trồng gần 1.000 ha hoa TGM tại các địa điểm dừng chân, điểm du lịch và dọc Quốc lộ 4C tạo cho du khách có cảm giác như lạc vào miền cổ tích với bạt ngàn hoa. Người trồng hoa không chỉ được hỗ trợ về giống, phân bón mà với công sức lao động trồng và chăm sóc hoa của mình, họ có thể thu một khoản tiền phí phù hợp khi du khách vào ruộng hoa chụp ảnh. Bên cạnh đó, nguồn thu lớn nhất giúp người dân nâng cao thu nhập là từ hạt TGM. Trước đây, hạt TGM chủ yếu được người dân làm bánh nướng bán ở chợ phiên, hay nấu rượu phục vụ nhu cầu của cuộc sống, thì nay, tất cả sản lượng hạt TGM được các cơ sở sản xuất rượu và bánh, kẹo TGM thu mua hết với giá cao. Mặc dù được khuyến khích trồng nhiều phục vụ Lễ hội nhưng người dân không còn nỗi lo về đầu ra cho sản phẩm. Được biết HTX dịch vụ vận tải Bắc Nam với cơ sở sản xuất bánh, kẹo mang tên Thành Thịnh đã đầu tư trang thiết bị, dây chuyển sản xuất hàng trăm triệu đồng để sản xuất ra các loại bánh từ hạt TGM như: Bánh dẻo, bánh giòn, bánh quế TGM. Mỗi năm có thể tiêu thụ hàng trăm tấn hạt TGM của người dân. Giám đốc HTX dịch vụ vận tải Bắc Nam, Phạm Ngọc Dự chia sẻ: “Năm nay, số lượng diện tích trồng hoa trên Cao nguyên đá lớn, có thể đạt sản lượng trên 100 tấn, HTX sẽ thu mua hết cho bà con với giá thị trường giao động từ 24.000 – 26.000 đồng/kg hạt khô. HTX cũng đã ký kết với người dân xã Sủng Là, Ma Lé (Đồng Văn) sẽ bao tiêu toàn bộ hạt TGM”. Như vậy, nếu làm một phép toán lấy sản lượng trên 100 tấn, nhân với giá thành 24.000 – 26.000đồng/kg hạt, thì số tiền thu được từ hạt TGM không hề nhỏ với người dân ở vùng biên ải còn nhiều khó khăn này.

Bên cạnh các loại bánh TGM được đóng gói cẩn thận, bao bì đẹp mắt, hợp vệ sinh, đảm bảo chất lượng, làm hài lòng du khách khi muốn mang đặc sản cao nguyên về làm quà cho người thân, thì rượu TGM cũng là đặc sản làm chếnh choáng men nồng bao thực khách. Với nhiều cơ sở sản xuất rượu hoạt động hiệu quả cũng đang tiêu thụ lượng lớn hạt TGM giúp người trồng hoa yên tâm sản xuất.

Sản phẩm bánh TGM của HTX dịch vụ vận tải Bắc Nam.
Sản phẩm bánh TGM của HTX dịch vụ vận tải Bắc Nam.

TGM là loại cây ngắn ngày, mùa vụ diễn ra trong thời gian ngắn, lại là thời điểm “đất rỗi”, nếu trước đây người dân chỉ trồng để phục vụ chăn nuôi, nấu rượu, làm bánh phục vụ cộc sống trong thời gian chờ đất trồng ngô vụ sau và họ không thiết tha trồng nhiều vì lý do đây là loại cây hại đất, làm giảm màu của vụ sau, sản phẩm chưa có đầu ra thì nay TGM đã trở thành cây trồng vụ 3 mang lại giá trị kinh tế; các huyện vùng cao đã có chủ trương hỗ trợ người dân cải tạo đất sau mùa TGM để gieo trồng cây lương thực chính. Vào mùa hoa TGM, các phòng nghỉ ở khách sạn và các Làng văn hóa du lịch cộng đồng (đặc biệt tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc) cùng các dịch vụ ăn uống đều thực hiện hết 100% công năng sử dụng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân làm dịch vụ kinh doanh trên trên Cao nguyên đá. Thông qua chợ phiên, các gian hàng trưng bày tại các điểm du lịch cũng giúp người dân bán được các sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản bản địa và sản phẩm của các làng nghề truyền thống như: Thịt bò, mật ong Bạc hà, rau sạch, dược liệu, rượu ngô, khèn mông, vải và sản phẩm may mặc truyền thống từ lanh... Góp phần khuyến khích thương mại phát triển, giúp người dân tăng thu nhập.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hợp tác phát triển du lịch, chương trình tài trợ, hỗ trợ phát triển làng nghề... tạo cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhiều người được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về nhà hàng, khách sạn, nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Nếu Đà Lạt có Lễ hội Hoa để cho muôn loài hoa khoe sắc, thì ở miền biên ải Hà Giang cũng có một Lễ hội hoa nhưng là nơi chỉ duy nhất một loài hoa nhỏ bé, vươn lên khoe sắc giữa điệp trùng miền đá xám. Với việc tạo ra nhiều sinh kế cho người dân, tôi chợt nhận ra vẻ đẹp của TGM không chỉ nằm trên những màu sắc phơn phớt hồng, ánh tím kia, mà loại cây thân thảo mộc nhỏ bé này đã làm ấm lòng người dân nơi cực Bắc Tổ quốc.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dệt lanh - nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc Mông

BHG - Cây lanh đã gắn bó với đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang từ bao nhiêu đời nay. Người phụ nữ Mông luôn gắn liền với nghề trồng lanh, dệt vải và trở thành biểu tượng cho sự dẻo dai, cần cù và khéo léo. Những bộ váy, áo của người Mông được dệt từ sợi lanh đã tạo nên những sắc màu rực rỡ cho các phiên chợ và được khách du lịch yêu thích. Đó còn là sản phẩm truyền thống đặc sắc thấm đượm tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc Mông vùng Cao nguyên đá.

30/09/2016
Đồng Văn, nỗ lực vì "trái tim" Lễ hội

BHG- Theo kế hoạch, Lễ hội Hoa Tam giác mạch của tỉnh lần thứ hai năm 2016 sẽ được tổ chức tại huyện Đồng Văn vào trung tuần tháng 10 tới. 

29/09/2016
Tiếng khèn – ngôn ngữ giao tiếp độc đáo của người Mông

BHG- Tôi gọi tiếng khèn là ngôn ngữ giao tiếp độc đáo của người Mông bởi nó không chỉ là phương tiện để giao tiếp giữa con người với thế giới tâm linh trong  đám ma, đám giỗ mà còn là tâm sự của chàng trai Mông gửi đến bạn tình, là tiếng lòng gọi bạn thiết tha, là khúc nhạc vui trong ngày hội hay những giây phút nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc...

28/09/2016
Hẹn nhau giữa mùa hoa Tam giác mạch

BHG - Tháng 10, tiết trời Cao nguyên đá chuyển mình se lạnh, cái nắng nhạt ngày cuối Thu làm cho những loài hoa nhỏ bé lấp ló bên dãy núi điệp trùng như cô gái mới lớn e ấp, nhẹ nhàng, xinh đẹp. Khi những con ong cần mẫn đi tìm mật, mải mê đậu lại trên cánh hoa cũng là lúc loài hoa Tam giác mạch bung mình khoe sắc, tạo nên sức sống diệu kỳ nơi miền đá lạnh. 

24/09/2016