Người con của dân bản

19:14, 21/06/2017

BHG- Tốt nghiệp Học viện Biên phòng năm 2012, Thượng úy Lê Đình Trọng (sinh 1982) quê huyện Hải Hậu (Nam Định) về nhận công tác tại Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang rồi là Đội trưởng Đội Kiểm soát hành chính, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng (VĐQC), Đồn Biên phòng Lũng Làn. Ở các cương vị công tác, anh luôn tự học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tìm ra các phương pháp, cách làm hay, hiệu quả.

Thượng uý Lê Đình Trọng (thứ hai từ trái sang) trong một buổi tuyên truyền PBGDPL cho nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Hồng Sơn
Thượng uý Lê Đình Trọng (thứ hai từ trái sang) trong một buổi tuyên truyền PBGDPL cho nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Hồng Sơn

Đồn Biên phòng Lũng Làn phụ trách xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc), một trong những xã đặc biệt khó khăn của cả nước; tiếp giáp với địa bàn hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc. Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, các đối tượng hai bên thường xuyên lợi dụng để tiến hành các hoạt động tội phạm qua biên giới... Để giúp dân thoát khỏi cảnh nghèo khó, lạc hậu, Thượng úy Lê Đình Trọng cùng với các đồng đội liên tục bám địa bàn, cùng ăn, cùng ở với nhân dân, vận động bà con thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Anh luôn cùng đồng đội thường xuyên đến từng gia đình, gặp gỡ, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến; hướng dẫn bà con áp dụng khoa học vào chăn nuôi, sản xuất. Trên cơ sở đó, anh tham mưu cho Đảng ủy, chỉ huy Đồn BP Lũng Làn và cấp ủy, chính quyền địa phương các biện pháp hữu hiệu giúp bà con phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Nhờ vậy, đến nay, nhiều gia đình đã biết đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa nước, chăn nuôi đàn gia súc, trồng ngô, đậu tương cho thu hoạch mỗi năm hàng chục, thậm trí hàng triệu đồng. Anh còn vận động, hướng dẫn bà con cách làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc xa nơi ở, thực hiện “ăn chín, uống sôi”, nằm màn để phòng, chống sốt xuất huyết..., không mê tín, dị đoan, không nghe theo luận điệu tuyên truyền, xúi giục của kẻ xấu...

Anh Trọng và đồng đội còn thường xuyên phối hợp với địa phương và các ban, ngành chức năng tổ chức những buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho bà con; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển KT-XH trên địa bàn; vận động nhân dân tích cực tham gia “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới”.

Với tâm niệm: Người cán bộ BĐBP làm công tác VĐQC trước hết phải sâu sát, gần gũi với đồng bào các dân tộc trên địa bàn, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” với đồng bào; gắn bó với nhau rồi thì đồng bào sẽ tin, khi tuyên truyền, vận động, đồng bào sẽ hiểu và làm theo. Chính vì vậy, mà các xóm bản đồng bào các dân tộc: Mông, Xuồng, Giấy ở xã Sơn Vĩ đều đã in đậm dấu chân anh. Anh tâm sự: “Trưởng thành từ công tác VĐQC là một điều kiện thuận lợi để mình tiếp tục học tập, tích lũy kinh nghiệm công tác và nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng hình ảnh đẹp của cán bộ, chiến sỹ BĐBP trong đồng bào các dân tộc”.   

Gần 5 năm gắn bó đồng bào biên giới xã Sơn Vĩ, những việc làm ý nghĩa của anh đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng người dân nơi đây. Ông Lò A Núm, thôn Lũng Làn, chia sẻ: “Chúng tôi biết ơn bộ đội Đồn BP Lũng Làn và tình cảm, trách nhiệm của bộ đội Trọng đã hướng dẫn bà con trong các thôn, bản biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho hiệu quả, năng suất cao, vận động bà con từ bỏ các hủ tục lạc hậu, không nghe theo kẻ xấu xúi dục; bộ đội Trọng còn thường xuyên giúp bà con tu sửa, làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh nhà ở, chuồng trại, thu hoạch mùa vụ...”.            

Trung tá Đào Anh Tuấn, Đồn trưởng Đồn BP Lũng Làn, cho biết: “Đồng chí Trọng là một cán bộ trẻ rất năng động, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác và trong mọi hoạt động phong trào chung của đơn vị; đồng chí luôn gần gũi với nhân dân, được bà con nhân dân các thôn bản tin yêu, thực sự là tấm gương sáng để mọi cán bộ, chiến sĩ noi theo”.

Với những thành tích đạt được, Thượng úy Lê Đình Trọng được Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng và phát triển KT-XH khu vực biên giới; UBND huyện Mèo Vạc tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cùng nhiều hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua khác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh. Với anh, có lẽ phần thưởng quý giá nhất là sự tin yêu, quý mến của nhân dân khu vực biên giới dành cho mình.

HÀ ĐÔ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Câu hỏi 42: Vì sao nói Hồ Chí Minh có phong cách sống hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông – Tây?

Trả lời:

Hồ Chí Minh có phong cách sống vừa thấm nhuần văn hóa Nho - Phật - Lão, vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Âu - Mỹ nhưng luôn giữ vững, yêu quý và tự hào về văn hóa Việt Nam.

15/06/2017
Câu hỏi 43: Nét nổi bật trong phong cách sống tôn trọng quy luật tự nhiên và gắn bó với thiên nhiên của Hồ Chí Minh là gì?

Trả lời:

Những người được sống bên Bác cho biết: chưa bao giờ thấy Người phàn nàn về thời tiết, mưa không bực, nắng không than, bình thản trước mọi diễn biến của đất trời, dung mạo lúc nào cũng vui vẻ, trán không nhăn, mày không nhíu, mát mẻ như mùa thu, ấm áp như mùa xuân, cứ thuận theo tự nhiên mà sống.

15/06/2017
Câu hỏi 41: Một số nét đặc trưng trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh là gì?

Trả lời:

Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh có một số nét đặc trưng sau đây:

15/06/2017