Một phụ nữ điển hình trong các phong trào thi đua

08:04, 21/09/2016

BHG - Trong những ngày phụ nữ trên địa bàn tỉnh đang ra sức thi đua lao động sản xuất, thiết thực chào mừng Đại hội phụ nữ các cấp, chúng tôi có dịp được gặp và trò chuyện với chị Nguyễn Thị Hằng, tổ 1, phường Ngọc Hà (T.P Hà Giang) - một trong những phụ nữ Hà Giang tiêu biểu vừa trở về từ Hội nghị phụ nữ  các dân tộc vùng Tây Bắc làm kinh tế giỏi.

Chị nguyễn Thị Hằng giới thiệu về con đường khởi nghiệp của mình cho đến thành công ngày hôm nay.
Chị nguyễn Thị Hằng giới thiệu về con đường khởi nghiệp của mình cho đến thành công ngày hôm nay.

Sinh năm 1974, trong một gia đình nông dân nghèo, 19 tuổi, chị Hằng lên xe hoa theo chồng với ước mơ xây dựng cuộc sống mới. Hai vợ chồng cố gắng làm đủ thứ nghề, chị chạy chợ, anh lái xe nhưng vẫn không đủ tiền để trang trải cuộc sống, cái nghèo vẫn đeo đẳng trong ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ. Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ cách làm giàu để vươn lên trong cuộc sống, chị Hằng đã mạnh dạn vay mượn người thân, bạn bè được 10 triệu đồng khởi nghiệp. Ban đầu là mở một gian hàng tạp hóa nhỏ phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng. Lấy ngắn nuôi dài, số tiền tiết kiệm được mỗi năm chị lại tái đầu tư để mở rộng quy mô và các loại mặt hàng, đồng thời mua một chiếc xe khách chuyên chạy tuyến Hà Giang – Tuyên Quang. Gần 20 năm sau ngày chập chững bước vào nghề kinh doanh; hiện nay, chị đã có khối tài sản trị giá hàng tỷ đồng, 2 kho hàng rộng rãi chất đầy các loại mặt hàng thường xuyên xuất, nhập như: Đồ nhựa, sắt thép, chăn, ga, gối, đệm, hàng dân dụng gia đình,... có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách; cửa hàng của chị trở thành đại lý phân phối nhiều mặt hàng trên địa bàn tỉnh, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương 3 – 3,5 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập của gia đình đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nói về chặng đường gây dựng sự nghiệp của mình, chị Hằng chia sẻ: “Thành công hôm nay, là thành quả sau nhiều cố gắng vượt qua khó khăn và cả những lần thất bại; nhưng tôi không bỏ cuộc. Để xây dựng được một thương hiệu và thị trường rộng lớn, phát triển kinh tế bền vững, tôi phải nỗ lực mỗi ngày, kể cả khi mình đã thành công thì cũng có thể bị đào thải nếu mình không chăm chỉ, chịu khó và chăm sóc khách hàng chu đáo và đảm bảo chất lượng các sản phẩm kinh doanh”.

Là một hội viên phụ nữ năng động, đảm đang, chị Hằng tích cực tham gia các phong trào của Hội như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Phụ nữ tích cực xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” (không đói, nghèo; không có bạo lực gia đình, không vi phạm pháp luật và tệ nạ xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ em bị suy dinh dưỡng và bỏ học. sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ)”. Đặc biệt là phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh, tế xóa đói, giảm nghèo”. Các hội viên trong Hội LHPN phường Ngọc Hà nếu có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, chị đều tận tình giúp đỡ. Nhiều hội viên nhận hàng đi bán không phải trả tiền trước, số tiền nợ sẽ trả dần khi bán được hàng. Đến nay, chị đã cho các hội viên phụ nữ vay trên 120 triệu đồng để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Là một công dân gương mẫu, chị Hằng tích cực tham gia các hoạt động của tổ dân phố; chị đã chi hàng chục triệu đồng để tham gia các hoạt động từ thiện mỗi năm với mong muốn giúp trẻ em nghèo vùng cao có được một mùa đông ấm áp, giúp phụ nữ nghèo có được “Mái ấm tình thương” hạnh phúc.

Mới đây, chị đại diện cho hàng ngàn phụ nữ làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh đi dự Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc vùng Tây Bắc làm kinh tế giỏi. Chia sẻ về vinh dự này, chị khiêm tốn nói: “So với nhiều chị em khác, tôi còn thua kém nhiều mặt, sau khi trở về từ hội nghị, tôi học được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh như: Xây dựng thương hiệu, uy tín; xây dựng kho bãi, sắp xếp, bố trí các mặt hàng, công việc của nhân viên sao cho khoa học, hiệu quả, chiến lược mở rộng thị trường... Tôi mong muốn có nhiều chương trình giao lưu như thế để chị em phụ nữ được học hỏi kinh nghiệm, phát triển kinh tế hiệu quả hơn”.

Chị Hoàng Thị Dung, Chủ tịch Hội LHPN phường Ngọc Hà cho biết: Chị Nguyễn Thị Hằng là một trong những hội viên tiêu biểu trong các phong trào thi đua của phụ nữ phường Ngọc Hà, là một tấm gương sáng trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để tất cả phụ nữ phường Ngọc Hà học tập, noi theo.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế HTX được đổi mới, đi vào chiều sâu

BHG - Tính đến trung tuần tháng 8, toàn tỉnh có 22 hợp tác xã (HTX) được thành lập theo Luật HTX năm 2012; 13 HTX thành lập theo mô hình HTX thôn Chang (Việt Lâm - Vị Xuyên); 9 HTX hoàn thành thủ tục cấp giấy đăng ký thành lập và bắt đầu hoạt động... Phát triển HTX kiểu mới, HTX bậc cao là chủ trương lớn, tỉnh ta đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm cụ thể hóa lời căn dặn của Bác Hồ khi lên thăm Hà Giang năm 1961.

31/08/2016
Tấm lòng người Cựu chiến binh

BHG- 87 tuổi, cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông vẫn cố gắng dành phần sức khỏe còn lại và những kiến thức có được để giúp những CCB bằng những việc làm cụ thể. Ông tâm sự: "Khi nào còn sức tôi còn làm, còn giúp cho những đồng chí, đồng đội được hưởng những chế độ của Đảng và Nhà nước để mọi người giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống". 

30/07/2016
Một tấm gương thầm lặng

BHG- "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" không cần phải ở đâu xa mà chỉ ở những công việc, ở những con người xung quanh ta rất đỗi bình thường và giản dị. Tấm gương tiêu biểu của chị Trịnh Thị  Đào, người lao công thuộc Trạm dịch vụ vệ sinh và môi trường huyện Bắc Quang là một điển hình.

28/07/2016
Cựu chiến binh Trần Đức Phú làm kinh tế giỏi

BHG- Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Vị Xuyên xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Điển hình là CCB Trần Đức Phú, sinh năm 1939, trú tại thôn Minh Thành, xã Trung Thành (Vị Xuyên).

28/07/2016