Chuyện về “Tân Đà điểu”

08:02, 23/07/2014

HGĐT- Dáng người mảnh khảnh, gương mặt tuấn tú, có nụ cười rất duyên, ăn nói nhẹ nhàng... đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp đoàn viên Lê Ngọc Tân, ở tổ 7, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Không ai có thể ngờ rằng Lê Ngọc Tân hiện đang là chủ nhân của hàng chục chú Đà điểu có hình dáng cao lớn, mà người dân xung quanh đó thường vẫn dành cho anh một cái tên rất trìu mến “Tân Đà điểu”.



                          Anh Lê Ngọc Tân bên đàn Đà điểu của mình.


Qua trao đổi, anh Tân kể cho chúng tôi nghe về cái duyên gắn với con Đà điểu của mình. Sinh năm 1983, sau khi tốt nghiệp Trung cấp ở Hà Nội, anh xin vào làm tại một cơ sở xăng dầu ở tỉnh Lai Châu. Ước ao làm kinh tế trên mảnh đất quê hương ngày đêm sôi sục trong dòng máu chàng trai tre. Với đức tính siêng năng, cần cù và chịu khó học hỏi, anh tự tìm hiểu cách chăn nuôi đà điểu thông qua sách báo, internet, tự mua tài liệu về học cách chăn nuôi. Sau 7 năm làm việc tại Lai Châu, tích lũy được kiến thức chăn nuôi và một ít vốn dắt lưng, anh trở về quê hương quyết định nuôi đà điểu, thực hiện ước mơ mà bấy lâu nay đang ấp ủ.


Về quê hương tại tổ 7, thị trấn Việt Quang, anh Tân bắt tay ngay vào cải tạo diện tích đất ít ỏi của gia đình để làm chuồng trại nuôi đà điểu. Với diện tích chuồng trại trên 250m2, lứa đầu tiên anh mua 30 con giống, giá hơn 2 triệu đồng/1 con, lúc mua về chỉ đạt gần 2kg. Qua quá trình nuôi, anh Tân nhận thấy Đà điểu là loài ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cây, rau cỏ, phụ phẩm từ thóc gạo... vì thế rất hợp với đặc điểm ở các vùng quê, nơi có nhiều sản phẩm nông nghiệp. Đà điểu là loài dễ nuôi có tính kháng bệnh rất tốt, nên không phải lo lắng khi thời tiết thay đổi bất thường.


Anh Tân tâm sự: Lúc mới bắt tay vào nuôi còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm nhiều nên tâm trạng rất lo lắng. Do xây chuồng quá thấp và ẩm ướt nên đàn Đà điểu hay phá, phi ra khỏi chuồng bị gãy chân và một số bệnh về mắt. Rút được kinh nghiệm, anh xây chuồng cao hơn, vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày nên đàn Đà điểu “ngoan” dần và phát triển nhanh chóng. Sau 1 năm trọng lượng trung bình mỗi con đạt 1 tạ và đến nay anh đã cho xuất chuồng 13 con. Để đưa thịt Đà điểu ra thị trường, anh Tân thực hiện giết mổ tại nhà rồi tự đem đi các chợ để bán. Thịt Đà điểu có ưu điểm thơm, ngon, chất lượng tốt trong khi đó giá bán cũng phải chăng (250 nghìn - 300 nghìn đồng/1 kg). Trừ các chi phí trung bình mỗi tháng anh Tân thu về từ 15 triệu đồng - 18 triệu đồng. Trong thời gian tới, anh tiếp tục mở rộng quy mô trang trại và tăng số lượng đàn đà điểu.

Bên cạnh làm kinh tế giỏi, Lê Ngọc Tân còn là một đoàn viên có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động của Đoàn, Hội. Anh luôn hưởng ứng những mô hình có sức lan tỏa lớn, lôi cuốn đoàn thanh niên trong huyện như: Đổi công lao động, gây Quỹ chi đoàn. Anh Nguyễn Bá Tuấn, Bí thư Huyện đoàn Bắc Quang đánh giá: Lê Ngọc Tân là một đoàn viên tích cực tham gia trong các hoạt động đoàn thể, một người mạnh dạn, năng động sáng tạo, tự tin, đại diện cho thế hệ trẻ xung kích, dám nghĩ, dám làm trong sản xuất.


Bằng sự nỗ lực của bản thân, tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, đi lên từ 2 bàn tay trắng, đến nay mô hình nuôi đà điểu lấy thịt của anh Lê Ngọc Tân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là động lực cho các đoàn viên, thanh niên phát huy sự năng động, sáng tạo của bản thân để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, câu chuyện đoàn viên Lê Ngọc Tân “cưỡi” đà điểu luôn là chủ đề nóng trong các cuộc họp Đoàn, Hội. Vừa qua, mô hình của anh Tân được Huyện đoàn Bắc Quang đề cử lên Tỉnh đoàn trao giải thưởng “Lương Định Của” nhằm tôn vinh đoàn viên, thanh niên có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh.


VĂN LONG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cựu binh Hoàng Công Long làm giàu nơi đất khó
HGĐT - Trở về quê hương sau 15 lao động bên đất nước Nga xa xôi, đôi vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Hoàng Công Long lại chọn cho mình mảnh đất Mèo Vạc gian khó để phát triển kinh tế gia đình. Đã nhiều lần tưởng chừng phải bỏ cuộc nơi đất khó nhưng với quyết tâm và bản lĩnh của người chiến sĩ năm xưa đã giúp gia đình anh bám trụ nơi mảnh đất biên cương để hiện thực ước mơ làm
29/05/2014
Yêu trẻ cần kiên nhẫn
HGĐT- “Có những lúc cảm thấy mệt mỏi rã rời, thậm chí dao động trước công việc, nhưng vì tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi trụ lại vững vàng, gắn bó và cống hiến với những “chồi non” – tương lai của đất nước. Là cô giáo mầm non yêu trẻ rất cần phải kiên nhẫn”. Đó là lời của cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền trao đổi với chúng tôi trong buổi tổng kết giáo viên dạy giỏi bậc
28/05/2014
“Mẹ” Thủy của người dân Sủng Khể
HGĐT- Với những người nông dân ở thôn Sủng Khể, xã Lũng Chinh (Mèo Vạc) thì chị là một “bà đỡ” bởi nhiều lần mang tiền nhà giúp người nghèo khó, cho nuôi rẽ trâu, bò để tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo, sẵn sàng cho gạo khi họ thiếu ăn. Câu chuyện hiếm nhưng có thật ấy đều xuất phát từ việc “học tập” và “làm theo” gương Bác Hồ vĩ đại của người phụ nữ dân tộc Dao mang tên
24/06/2014
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo tấm gương sáng về tinh thần vượt khó
HGĐT- Hàng ngày, trên con đường rợp mát bóng cây vào trường THPT Hùng An, có một người phụ nữ giản dị đi chiếc xe đạp cũ, mái tóc đã bạc và được búi cao; dù đi lẫn giữa dòng người, nhưng mọi người vẫn nhận ra và cúi chào cô với cái tên “Cô Thảo”.
23/05/2014