Yêu trẻ cần kiên nhẫn

07:53, 28/05/2014

HGĐT- “Có những lúc cảm thấy mệt mỏi rã rời, thậm chí dao động trước công việc, nhưng vì tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ đã giúp tôi trụ lại vững vàng, gắn bó và cống hiến với những “chồi non” – tương lai của đất nước. Là cô giáo mầm non yêu trẻ rất cần phải kiên nhẫn”. Đó là lời của cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền trao đổi với chúng tôi trong buổi tổng kết giáo viên dạy giỏi bậc học Mầm non toàn tỉnh vừa qua.



Cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền (người thứ 2 từ phải sang) trao đổi kinh nghiệm làm đồ dùng học tập với các đồng nghiệp, tại buổi tổng kết giáo viên dạy giỏi bậc học Mầm non năm học 2013 - 2014.

Sinh ra và lớn lên ở thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì), năm 2005, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cô giáo trẻ Hoàng Thị Thanh Huyền về công tác tại trường Mầm non Việt Quang I (huyện Bắc Quang). Ngoảnh lại, đã hơn 8 năm, ngần ấy thời gian Huyền đã tận tay chuẩn bị “hành trang” cho hàng trăm bé trước khi buớc vào lớp 1, bởi cô được phân công dạy lớp các bé từ 5 đến 6 tuổi. Lứa tuổi này các cháu rất hiếu động, vì vậy trong chuyên môn cô luôn đổi mới phương pháp để thu hút được trẻ. Trong câu chuyện nghề của mình, cô Huyền cho biết một ngày làm việc không dưới 10 tiếng. Việc dạy trẻ ở cấp mầm non không đơn giản là trông chừng trẻ mà đối với cô, đó còn là một công việc vô cùng ý nghĩa, bởi chính cách giáo dục của các cô giáo cũng góp phần hình thành nên suy nghĩ, nhân cách của trẻ nhỏ, giúp bé có nền tảng phát triển tốt hơn trong tương lai. Cô cho biết: Giáo viên mầm non phải có kỹ năng toàn diện, cả về kiến thức truyền thụ văn hóa, mỹ thuật, âm nhạc, tâm lý giáo dục, múa hát, sử dụng máy vi tính phục vụ giảng dạy, khả năng tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích cho trẻ. Với vai trò người mẹ thứ hai, cô đón bé vào lớp từ khi các cháu mới chập chững biết đi, nói chưa rõ tiếng, thành lời. Để giúp các bé yêu thích việc đến trường và say mê học hỏi hơn, cô giáo Huyền và đồng nghiệp thường đổi mới nội dung học tập của các bé, thiết kế nhiều sáng kiến giảng dạy phù hợp, nhẹ nhàng và phù hợp với trẻ, từ đó giúp trẻ có cách nhìn nhận vấn đề, tư duy tốt hơn trong học tập. Để thực hiện mục tiêu của mình, chị đã đưa những kiến thức sư phạm đã được học, cùng kinh nghiệm tâm lý trẻ sau nhiều năm giảng dạy để “đúc kết” nên những sáng kiến trong đổi mới phương pháp giảng dạy được đánh giá cao như: Đưa các trò chơi dân gian vào nhằm hình thành biểu tượng hoặc giúp trẻ mở rộng vốn sống bằng một số bài đồng dao, ca dao, tục ngữ. Tự tạo những đồ dùng như cây, quả, gắn ghép chữ cái, tạo các trang phục cho học sinh, mũ và bông hoa đội đầu. Ngoài ra, cô còn cải biên các trò chơi sinh hoạt tập thể phát triển tư duy, sử dụng các tác phẩm văn học dân gian giáo dục kỹ năng sống cho trẻ độ tuổi 5-6.


Tại buổi tổng kết giáo viên dạy giỏi bậc học Mầm non toàn tỉnh vừa qua, với những sáng kiến của mình, cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền đã được Hội đồng khoa học ngành đánh giá cao những sáng kiến, kinh nghiệm được ứng dụng từ cơ sở, những cách tự sản xuất các đồ chơi, chăm sóc, giáo dục trẻ, phù hợp với tình hình thực tế của lớp và địa phương.


Có lẽ, nhờ những nỗ lực không ngừng của mình, cộng thêm ý chí phấn đấu mạnh mẽ của một cô giáo mầm non mà trong suốt 8 năm qua cô luôn tạo được lòng tin với phụ huynh, nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và trong năm học 2013 – 2014 cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp học Mầm non toàn tỉnh.


HIỀN LONG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người phụ nữ đảm đang, dám nghĩ, dám làm
HGĐT- Với tinh thần “giúp nhau vượt khó, cùng nhau làm giàu” đến nay thôn Tân Đức, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) là một trong những thôn phát triển mạnh mẽ nhất của xã, của huyện. Thôn có 99 hộ, trong đó có tới 21 hộ giàu, 9 hộ trung bình còn lại là hộ khá, đặc biệt năm 2013, thôn không có hộ nghèo. Có tới 60% hộ trong thôn giàu lên nhờ làm kinh tế, chủ yếu chăn nuôi và trồng trọt.
30/04/2014
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo tấm gương sáng về tinh thần vượt khó
HGĐT- Hàng ngày, trên con đường rợp mát bóng cây vào trường THPT Hùng An, có một người phụ nữ giản dị đi chiếc xe đạp cũ, mái tóc đã bạc và được búi cao; dù đi lẫn giữa dòng người, nhưng mọi người vẫn nhận ra và cúi chào cô với cái tên “Cô Thảo”.
23/05/2014
Người đầu tiên trồng thảo quả ở xã Thái An
HGĐT- Việc làm giàu với những người ở vùng đồng bằng đã chẳng dễ, đối với người dân ở vùng sâu vùng xa, đường sá đi lại khó khăn, không có thông tin liên lạc lại càng khó hơn. Thế nhưng, một lão nông ở vùng cao xã Thái An (Quản Bạ) đã vượt qua nhiều ngọn núi, con suối để tìm đường phát triển kinhtế.
22/05/2014
Vàng Nhìn Mua - Nghệ nhân dân gian trên Cao nguyên đá
HGĐT- Không chỉ là nghệ nhân giỏi mà anh Vàng Nhìn Mua ở thôn Khó Chớ, xã Vần Chải (Đồng Văn) còn là người thầy với lòng tâm huyến giữ gìn bản sắc dân tộc. Để bảo tồn hơn nữa các điệu nhạc dân tộc, rất cần những người ưu tú như nghệ nhân Mua “giữ lửa và truyền lửa” cho thế hệ sau.
21/05/2014