Nghị lực thoát nghèo của Sùng Sái Nô

08:17, 17/04/2014

HGĐT- Đến xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc), đi giữa bạt ngàn của núi đá, rừng cây, chúng tôi cảm nhận được sự khó khăn của mảnh đất nơi đây; được nghe câu chuyện kể về những con người một thời gian khó đi mở đất, xây dựng cuộc sống mới trên vùng đất hoang sơ. Theo lời giới thiệu của đồng chí cán bộ xã, chúng tôi tìm đến nhà anh Sùng Sái Nô, một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của xã.



                           Anh Nô chăm sóc đàn bò của gia đình.

Anh Nô tâm sự với chúng tôi: Lúc đi khoai hoang vùng đất mới, đời sống kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn: Con nhỏ, thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi... Anh đã trăn trở suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm những người làm kinh tế giỏi và mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để chăn nuôi, trồng trọt. Năm đó, từ số vốn ít ỏi, anh vay thêm 3 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi trên vùng đất khô cằn đầy đá. Anh Nô đã cật lực trồng ngô, làm chuồng trại, vừa chăn nuôi trâu, bò, lợn kết hợp với trồng rau. Nhờ tính cần cù, chịu khó nên 1 thời gian sau, anh không những trả hết nợ Ngân hàng mà còn tích luỹ một số vốn để mở rộng chuồng trại của gia đình. Anh Nô tâm sự: Ngày trước chưa trồng trọt, chăn nuôi như bây giờ nên gia đình cũng thường thiếu ăn. Ở xã có nghề nấu rượu, vì vậy anh và vợ đã phát triển nghề nấu rượu để lấy bã phát triển chăn nuôi. Nhờ đó mà đàn bò, lợn của gia đình phát triển rất tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, chuồng trại của gia đình anh lúc nào cũng duy trì từ 7 đến 10 con bò và 2 con lợn, mỗi năm nhờ bán rượu và chăn nuôi, trừ các khoản cũng cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Nhờ cần cù, chịu khó ham học hỏi và quyết chí làm giàu, gia đình anh Nô đã trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Cán Chu Phìn.


Ở xã Cán Chu Phìn, gia đình anh Nô thuộc diện khá. Nhờ tu chí làm ăn, biết tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển chăn nuôi, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo. Trong xã cũng có nhiều hộ gia đình nấu rượu nhưng chưa biết kết hợp với phát triển chăn nuôi nên kinh tế gia đình cũng chỉ đủ ăn. Hiện nay, xã đang lấy mô hình kinh tế nhà anh Nô để tuyên truyền cho bà con các thôn, bản trên địa bàn xã học tập để phát triển kinh tế gia đình.


TUẤN VIỆT

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người thầy thuốc mang quân hàm xanh
Đó là Trung uý, Y sỹ, Bùi Văn Dũng (sinh năm 1976, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc). Với lòng yêu nghề và sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới; sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Quân y I đã thôi thúc anh lên đường đến với Hà Giang, vùng biên cương của Tổ quốc.
27/02/2014
Người giữ thương hiệu rau Phú Nam
HGĐT- Có lẽ không quá lời khi gọi chị như vậy, bởi ở cái nơi tuy cả làng cùng trồng rau, nhưng người làm giàu được bằng cái nghề mưa nắng này hơn 10 năm nay như chị thì quả là hiếm có. Chị là Nguyễn Thị Phúc, thôn Nà Quạc, xã Phú Nam (Bắc Mê).
25/02/2014
“Có các cháu, tôi mới là cô giáo...”
HGĐT- Đó là lời tâm sự mộc mạc của cô giáo Viên Thị Nghiêm, giáo viên điểm trường Mầm non Lao Chải, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ) nói với chúng tôi khi vừa cho các cháu ngủ trưa, cô vừa tranh thủ dọn dẹp lại lớp học để chuẩn bị cho buổi học chiều. Nhìn các cháu hồn nhiên đi vào giấc ngủ, chúng tôi cũng vơi đi phần nào mỏi mệt sau chặng đường dài, và cô Nghiêm cũng thảnh thơi đôi
20/03/2014
Sùng Xè Kỷ - triệu phú “đầu cơ nghiệp” ở Mậu Long
HGĐT- Từ một hộ nghèo, cả gia đình với 7 khẩu sống dựa vào nương ngô chỉ gieo được chưa đầy 8kg giống, mỗi năm thu về hơn 1 tấn ngô, gia đình ông Sùng Xè Kỷ, thôn Khuôn Vình, xã Mậu Long (Yên Minh) đã vươn lên trở thành một triệu phú nhờ phát triển chăn nuôi trâu, bò.
19/03/2014