Sùng Xè Kỷ - triệu phú “đầu cơ nghiệp” ở Mậu Long

08:30, 19/03/2014

HGĐT- Từ một hộ nghèo, cả gia đình với 7 khẩu sống dựa vào nương ngô chỉ gieo được chưa đầy 8kg giống, mỗi năm thu về hơn 1 tấn ngô, gia đình ông Sùng Xè Kỷ, thôn Khuôn Vình, xã Mậu Long (Yên Minh) đã vươn lên trở thành một triệu phú nhờ phát triển chăn nuôi trâu, bò.



                     Ông Sùng Xè Kỷ kiểm tra khu chuồng gia súc.

Chúng tôi gặp triệu phú chăn nuôi “đầu cơ nghiệp” khi ông và các con đang lùa đàn trâu về chuồng sau một ngày chăn thả. Cả đàn gia súc con nào cũng béo tốt, bụng căng tròn đã cho thấy sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng của gia đình ông Kỷ đối với đàn gia súc. Trước năm 2002, gia đình ông Kỷ không hề có trâu, bò nhưng đến nay tổng số gia súc của gia đình ông đã lên đến gần 30 con lớn, bé có giá trị trên 500 triệu đồng. Vì thế, nhiều người trong thôn, xã thường gọi ông là triệu phú nuôi trâu. Nhìn lại quãng thời gian khó khăn trước khi có được thành quả như ngày hôm nay, ông Kỷ nói: “Khi chưa có trâu bò để nuôi, nhà tôi nghèo lắm, những tháng đói giáp hạt cả gia đình chỉ có sắn ăn”. Với cơ nghiệp trị giá hàng trăm triệu đồng như hiện nay không ai nghĩ ông Kỷ lại khởi nghiệp bằng việc nuôi trâu rẽ cho các hộ khác. Theo lời kể của ông Kỷ, cuộc sống của gia đình ông bắt đầu đổi thay từ năm 2002, khi ông nhận nuôi rẽ trâu, bò cho 3 hộ khác trong xã. 2 năm sau, gia đình ông đã có 4 con trâu, bò. Từ khi có “đầu cơ nghiệp”, gia đình ông tập trung phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Đến năm 2006, gia đình ông đã có 6 con trâu, bò. Sau đó ông đổi một con bò lấy một thửa nương lớn, là vị trí gia đình ông đang ở hiện nay. Có thêm đất canh tác, vừa tập trung phát triển chăn nuôi, gia đình ông cũng chú trọng gieo trồng lúa, ngô và dần thoát được cái đói, cái nghèo. Hiện nay, với 2 thửa nương, hàng năm gia đình ông thu về gần 6 tấn thóc và trên 4 tấn ngô. Thời điểm này, khi nhiều hộ còn đang lo ăn từng bữa, gia đình ông vẫn còn trên 2 tấn thóc và hàng tấn ngô. Để có được thành quả như ngày hôm nay ông Kỷ chia sẻ: “Khi gia đình mình nghèo mình đã biết cái đói, cái khổ nên khi có một chút vốn là số trâu, bò nhận được từ việc nuôi rẽ nên tôi thường xuyên nhắc nhở từng thành viên trong gia đình phải chú trọng, quan tâm chăm sóc cho đàn gia súc như việc chăn thả, tiêm phòng, dịch bệnh, phòng, chống đói rét... để đàn gia súc phát triển ổn định và nhanh chóng nhân rộng. Từ đó, đàn gia súc không ngừng tăng lên và được như ngày hôm nay”. Khi chăn nuôi thành công, đàn gia súc ngày một lớn, có của ăn, của để và trở nên khá giả, gia đình ông Kỷ đã hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn khác trong thôn, xã bằng việc cho các hộ nuôi rẽ trâu, bò của gia đình ông. Hiện nay gia đình ông Kỷ đã gửi 9 con trâu cho 9 hộ nuôi rẽ. Điều đó phần nào đã giúp những hộ nghèo, khó khăn có thêm động lực để phát triển chăn nuôi.


Với cách thức chăn nuôi hiệu quả, không những trở thành triệu phú xã Mậu Long, ông Kỷ cũng là một trong những người uy tín trong thôn, xã được mọi người kính nể và thường xuyên đến học tập kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò. Đánh giá cao cách thức chăn nuôi hiệu quả và sự giúp đỡ của gia đình ông Kỷ đối với các hộ nghèo, khó khăn trong thôn, xã, huyện Yên Minh và xã Mậu Long đã nhiều lần biểu dương và tặng nhiều Giấy khen về tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ gia đình cho ông Sùng Xè Kỷ.


DUY TUẤN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người thầy thuốc mang quân hàm xanh
Đó là Trung uý, Y sỹ, Bùi Văn Dũng (sinh năm 1976, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc). Với lòng yêu nghề và sự đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới; sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Quân y I đã thôi thúc anh lên đường đến với Hà Giang, vùng biên cương của Tổ quốc.
27/02/2014
“Viết” lại cuộc đời
(Xuân Giáp Ngọ)- Nhiều người vẫn ví: “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ” để nhắc nhở ta, tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất, đong đầy nhiệt huyết, trọn vẹn khát khao để cống hiến cho quê hương, đất nước. Thế nhưng, khởi đầu tuổi trẻ của anh Nguyễn Văn Hoàng, thôn Nà Thài, xã Phương Tiến (Vị Xuyên) lại sớm vướng vào vòng lao lý... 22
26/01/2014
Người giữ thương hiệu rau Phú Nam
HGĐT- Có lẽ không quá lời khi gọi chị như vậy, bởi ở cái nơi tuy cả làng cùng trồng rau, nhưng người làm giàu được bằng cái nghề mưa nắng này hơn 10 năm nay như chị thì quả là hiếm có. Chị là Nguyễn Thị Phúc, thôn Nà Quạc, xã Phú Nam (Bắc Mê).
25/02/2014
Trưởng thôn Già Mí Lùng gương mẫu trong phát triển kinh tế
Thôn Ha Cá là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Khâu Vai (Mèo Vạc). Nằm cách trung tâm xã 9 km, đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa khó có thể đi được bằng xe máy, dân cư sống không tập trung. Cả thôn có 98 hộ với 465 nhân khẩu, 100% là dân tộc Mông sinh sống. Trong những năm gần đây, người Mông ở thôn Ha Cá đã tích cực tăng gia sản xuất,
19/02/2014