Vũ Thị Hương yêu nghề qua từng trang giáo án

08:03, 20/11/2013

HGĐT- Giản dị, khiêm tốn, năng động, nhiệt tình là những phẩm chất vốn có của cô giáo Vũ Thị Hương, mà đồng nghiệp ở Trường PTDTNT Mèo Vạc vẫn thường nhận xét về cô với những tình cảm trân trọng nhất.


Sinh năm 1984 tại Hàm Yên (Tuyên Quang), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang năm 2005 với tấm bằng khá, Hương được Sở Nội vụ tuyển dụng và phân công giảng dạy tại Trường THCS Tả Lủng, huyện Mèo Vạc. Sau 5 năm nỗ lực phấn đấu không ngừng, cô đã đạt thành tích giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và được huyện điều động về công tác tại Trường PTDTNT Mèo Vạc. Dù ở bất kỳ môi trườngnào, Hương luôn cùng tập thể cán bộ, giáo viên bám lớp, bám trường, đoàn kết xây dựng tập thể chi bộ trong sạch vững mạnh, đưa thành tích dạy và học của nhà trường ngày một nâng lên. Vì vậy, từ năm học 2010-2011 đến nay, chất lượng chuyển lớp luôn đạt 95% trở lên. Môn Toán do cô giảng dạy đã có 14 em đạt giải học sinh giỏi cấp huyện.

 

Bằng tình yêu nghề, mỗi giờ học đều được Hương chú trọng quan tâm từ khâu soạn giáo án thật cụ thể, chi tiết, nội dung kiến thức truyền đạt phù hợp với nhận thức của học sinh. Cô tâm sự: “Với đặc thù một trường học chuyên biệt chủ yếu đào tạo học sinh dân tộc thiểu số, được tuyển sinh từ 18 xã, thị trấn của huyện nên trình độ nhận thức không đồng đều. Muốn các em tiếp thu bài nhanh hơn thì mỗi trang giáo án phải được đầu tư nhiều công sức bằng tình yêu nghề của mình. Bên cạnh đó phải sử dụng kết hợp hiệu quả giữa phương pháp giảng dạy với các đồ dùng trực quan làm cho từng tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn và học sinh dễ hiểu hơn”.Vì vậy, trong suốt mấy năm học qua, cô thường xuyên được nhà trường tin tưởng phân công giảng dạy môn Toán ở lớp 6, lớp 7. Thời gian đầu, hầu hết các em khi làm quen với môi trường học tập mới còn nhút nhát, ngại học môn Toán khô khan và đòi hỏi phải tư duy nhiều, nhưng bằng kinh nghiệm, cô luôn tạo sự gần gũi, động viên khích lệ các em học tập. Để tạo ra sự hứng thú, trong mỗi giờ học, cô đã kết hợp sử dụng hài hòa thiết bị dạy học với ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thiết kế những bài giảng trên máy vi tính, tìm những hình ảnh sinh động minh họa, hấp dẫn đối với học sinh sao cho các giờ học đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với những em học yếu, cô đã xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng thêm vào buổi chiều và hình thành các nhóm tự học, trong đó tập trung phân công em học khá, giỏi kèm cặp giúp đỡ bạn học yếu theo khẩu hiệu “đôi bạn cùng tiến”. Từ chương trình bồi dưỡng, chất lượng môn học ngày càng nâng lên.

 

Ngoài công tác giảng dạy, Hương còn đảm nhiệm cương vị Tổ trưởng chuyên môn Tổ Khoa học tự nhiên; cô đã xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng cụ thể. Trong năm học 2012-2013, cô đã đứng ra tổ chức hai cuộc hội thảo chuyên môn: Về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn tự nhiên; sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các thí nghiệm thực hành, đã được nhà trường và tổ chức môn đánh giá cao. Vào mỗi năm học, cô đều được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Toán khối 6 để tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi do Phòng GD&ĐT Mèo Vạc tổ chức, và đã có nhiều em đã đạt giải thành tích cao, như: Sùng Thị Trang, Hoàng Thị Liên, Hoàng Ngọc Huyền,...

Mới 8 năm tuổi nghề, có nhiều nỗ lực, cố gắng phấn đấu nên 3 năm liền cô giáo Vũ Thị Hương đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, trở thành giáo viên bậc THCS đầu tiên của huyện Mèo Vạc 2 năm liên tiếp đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh THCS giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình” của cô đã được Sở GD&ĐT Hà Giang công nhận là sáng kiến cấp tỉnh năm học 2012-2013.


QUỲNH LƯU

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ý chí làm giàu của chàng trai người Mông
HGĐT- Với lòng quyết tâm và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh Sùng Pà Sính, thôn Sủng Trái A, xã Sủng Trái (Đồng Văn) là một tấm gương sáng về ý chí thoát nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
31/10/2013
Mua Mí Nam “thổi khèn hay, làm khèn giỏi”
HGĐT- Khèn là một loại nhạc cụ độc đáo từ lâu đời và có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, đời sống tâm linh của dân tộc Mông. Hình ảnh các chàng trai người Mông cầm khèn thổi, khom lưng nhún nhẩy lượn quanh các cô gái trong các phiên chợ, âm thanh trầm bổng của tiếng khèn trong Lễ hội Gầu Tào, làm ma khô hay thổi cho người đã khuất... không còn xa lạ và góp phần
31/10/2013
Nghị lực thoát nghèo của nông dân Nguyễn Văn Dần
HGĐT- Nhiều người biết đến anh Nguyễn Văn Dần, thôn Tân Tiến, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) bởi gia đình anh là tấm gương sáng trong lao động sản xuất. Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng CSXH với tinh thần chịu thương, chịu khó, cần mẫn trong lao động, chăn nuôi, từ hộ nghèo, gia đình anh đã phấn đấu vươn lên thoát nghèo để có cuộc sống ấm no,
31/08/2013
Nhà báo Thiên Thanh và những bài viết “sắc nhọn”
HGĐT- Hàng loạt bài báo viết về các vấn đề “nóng”, hay phản ánh chân thực những câu chuyện giữa đời thường của nhà báo Thiên Thanh trong những năm qua không chỉ gây được tiếng vang lớn, góp phần định hướng dư luận xã hội mà còn giúp anh gần gũi và nhận được nhiều hơn sự yêu mến của độc giả.
30/10/2013