Làm giàu từ... 5 triệu đồng

21:00, 22/02/2013

HGĐT- Với vóc dáng nhỏ bé, linh hoạt, chịu khó, cộng với tính “máu” làm giàu từ nhỏ mà chị Phạm Thị Hoa, ở thôn Hòa Bắc, xã Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên), vượt qua sự nghèo khó, vươn lên làm giàu. Với số vốn ban đầu vay của Ngân hàng No&PTNT Hà Giang là 5 triệu đồng, đến nay chị có cả cơ ngơi hàng chục tỷ đồng, vốn kinh doanh quay vòng có tới gần 3 tỷ đồng.



          Các công nhân đang sấy nông sản tại xưởng của chị Phạm Thị Hoa.


Gặp chị ở xưởng chế biến sắn, các sản phẩm nông nghiệp và dược liệu, với không khí lao động, sản xuất sôi nổi của các công nhân ở đây, những ngày đầu năm mới chị đã xuất được vài chuyến hàng cho những thương lái ở các tỉnh lân cận. Công việc bận rộn nhưng chị vẫn dành thời gian để tâm sự về cuộc đời, những gian truân, vất vả, từ chuyện gia đình đến chuyện làm ăn với chúng tôi. Trong căn phòng rộng rãi, nhưng được bày khá nhiều loại hàng vừa thu mua, chị cho biết: Các anh biết đấy, nghề kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, dược liệu như chị thì nhà xưởng, văn phòng chẳng bao giờ gọn gàng, sạch đẹp cả, đơn giản là ở đây chị thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với những người nông dân và sản phẩm nông nghiệp của họ, thành thử suốt ngày “đầu tắt mặt tối” với những thứ này...


Khua tay chỉ về những sản phẩm, cùng ánh mắt của người từng trải nghiệm, chị tâm sự: Từ nhỏ, cuộc sống còn vất lắm, phải làm đủ nghề để kiếm sống, nhớ nhất là nghề đi bán thịt lợn ở các thôn, bản. Sáng phải dậy từ rất sớm, rồi lạch cạch trên chiếc xe đạp cũ để xuống các thôn bán thịt. Cuộc sống buôn lẻ như vậy kiếm chả được là bao, khéo léo thì gia đình đủ ăn, còn không thì thiếu đói quanh năm. Không cam chịu cảnh khó khăn, nghèo khó đó, năm 1995 chị mạnh dạn vay Ngân hàng No&PTNT Hà Giang 5 triệu đồng để làm vốn kinh doanh. Ban đầu xuống tận Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) để mua gà giống rồi đem lên Hà Giang bán. Kinh doanh nghề này cũng có lãi, nhưng cái khó là mình không có nhiều kinh nghiệm về cách chọn con giống nên cũng nhiều lần thất thu. Làm nhiều cũng quen, rồi chị trả được nợ ngân hàng. Khi có chút vốn kha khá, chị mở thêm trang trại nuôi lợn, có những thời điểm ở trang trại nuôi hàng trăm con lợn thịt và gà. Nghề chăn nuôi theo chị cũng được vài năm, sau này chăn nuôi cũng thua lỗ do giá thức ăn tăng, giá lợn thịt lại thấp, ấy là chưa kể thời tiết... dần cũng từ bỏ nghề này, và chuyển hẳn sang nghề chế biết thô các sản phẩn nông nghiệp, dược liệu để bán. Năm 2004, chị tiếp tục mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng No&PTNT Hà Giang, cùng với số vốn sẵn có của mình, chị đầu tư mở lò sấy sản phẩm, xây kho chứa hàng cũng như thuê công nhân lao động, sản xuất cho xưởng của mình. Đến nay, xưởng chế biến của chị thường xuyên thu mua sản phẩm của người nông dân, có ngày tiền thu mua sản phẩm của chị đến hàng trăm triệu. Xưởng sản xuất của chị đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho hàng chục công nhân lao động, lương bình quân mỗi công nhân là 1,5 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền ăn. Có những công nhân đã gắn bó với xưởng đến hơn 14 năm như gia đình anh chị Chúng Văn Tín- Nông Thị Thoa, ở Kim Thạch (Vị Xuyên). Ngoài tạo việc làm thường xuyên, chị Hoa còn giúp đỡ nhiều gia đình khác.


Nói về cái duyên với nghề này, chị tâm sự: Nguồn hàng thu mua của chị phần lớn phụ thuộc vào người dân, thời tiết, đôi khi xưởng cũng thiếu hàng để sản xuất, chính vì vậy ngoài thu mua sắn để chế biến, chị còn thu mua thêm các cây dược liệu. Cũng vì đi nhiều, gần với người nông dân nên chị đã tìm tòi, phát hiện ra những nguyên liệu mà tưởng chừng như bỏ đi, nhưng sau khi mua về sơ chế, thì nó lại trở thành hàng hóa có giá trị. Chẳng hạn như cây chít, chỉ là cây mọc hoang, song lại là nguồn thu nhập lớn cho người nông dân khi họ biết cách thu hoạch. Đây cũng chính là một trong những loại hàng mà xưởng thu mua. Cái khó khăn nhất là thiếu vốn để mở rộng sản xuất và thu mua sản phẩm, song Ngân hàng No&PTNT tạo điều kiện, giúp đỡ cho chị vay tới 300 triệu đồng, với số tiền này, chị luôn đầu tư có hiệu quả trong việc kinh doanh của mình. Hiện nay, số vốn quay vòng để kinh doanh của chị gần 3 tỷ đồng, ngoài chi phí trả lương, nuôi công nhân và các chi phí khác chị thu lãi bình quân mỗi tháng gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn mua được nhà, các con được học hành tử tế. Hằng năm nộp thuế cho Nhà nước hơn 100 triệu.


Với tính cách quyết đoán trong kinh doanh cùng đức tính cần cù, chịu khó, chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo, hy vọng xưởng sản xuất kinh doanh của chị Phạm Thị Hoa ngày càng phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.


LÊ LÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ông Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm
HGĐT- Đến xã Đông Hà (Quản Bạ), chúng tôi được nghe người dân nơi đây nói nhiều đến một người trưởng thôn làm kinh tế giỏi, gương mẫu, nhiệt tình với công việc của thôn, bản, được bà con tin yêu, mến phục, đó là ông Dương Văn Thắng, Trưởng thôn Nà Sài, xã Đông Hà.
30/01/2013
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thêm nhiều điển hình tiên tiến
HGĐT- Ngày 14.5.2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với sự nỗ lực của Bộ phận giúp việc BTV, đặc biệt là vai trò của cơ quan chuyên trách là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong việc tổ chức quán triệt, triển khai Chỉ thị 03, từ đó tiếp tục tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng
29/12/2012
Cô học trò nhỏ và một ước mơ ...“lớn”
HGĐT- Lèng Ánh Diện (học sinh lớp 12 B, Trường PTDT Nội trú tỉnh) là dân tộc Tày, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Tân Nam (Quang Bình). Tuổi thơ của em in hằn cuộc sống vất vả, khổ cực của người dân địa phương nên từ trong sâu thẳm trái tim, em luôn mong muốn quê mình đổi thay và phát triển, để những đứa trẻ như em và các bạn đều được học hành đầy đủ và được
29/11/2012
Hiệu quả lan tỏa của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Trên vùng Công viên Địa chất mạng lưới toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn, hoa đào, hoa lê đang đua nở như những nụ cười, ánh mắt chào mùa Xuân. Năm Nhâm Thìn sắp qua đi, Xuân Quý Tỵ đang đến gần, mùa Xuân đã hoà vào hơi thở, nhịp sống của con người trên Công viên Địa chất núi đá Hà Giang, vùng biên cương Tổ quốc
29/01/2013