Người thợ mộc tài hoa khởi nghiệp từ nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT

08:13, 22/11/2012

HGĐT- Đỗ Văn Ly sinh năm 1973 trong một gia đình có 5 anh em ở thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Thời thơ ấu của anh khá vất vả, học hết lớp 9, anh phải nghỉ học để bước vào cuộc sống tự lập. Mất hơn 10 năm vừa làm thuê, vừa học nghề, với bản tính thông minh, khéo léo, Đỗ Văn Ly đã trở thành một người thợ có tay nghề khá.



Đỗ Văn Ly khởi nghiệp bằng đôi bàn tay trắng và những đồng vốn vay Ngân hàng No.

Từ vốn nghề ấy, năm 2007, anh trở về thị trấn Việt Quang khởi nghiệp. Bắt đầu với suy nghĩ mở cơ sở sản xuất đồ mộc nhỏ, anh vay vốn từ Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc Quang được 30 triệu đồng để mua máy móc và gỗ. Từ đôi bàn tay trắng, cùng với đồng vốn khởi nghiệp ấy và ý chí vươn lên, đến nay Đỗ Văn Ly đã là chủ của một cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có tiếng trên đất Hà Giang.


Anh Ly cho biết, từ lúc khởi nghiệp, được các cơ quan, chính quyền, trong đó có Ngân hàng No&PTNT tạo điều kiện cho vay vốn, đó là một thuận lợi rất lớn cho anh. Cầm trong tay 30 triệu đồng tiền vốn lúc ấy với anh không phải là nhỏ để có thể thực hiện được mơ ước làm chủ một cơ sở mộc dân dụng. Với bản tính thông minh, khéo léo và chân thành, từ một người thợ duy nhất chính là anh, cơ sở của Đỗ Văn Ly cứ lớn dần với nhiều thanh niên tìm đến vừa để học nghề, vừa làm thợ. Sau 5 năm khởi nghiệp, bằng sự cần cù, chịu khó, biết tính toán làm ăn, Đỗ Văn Ly đã gây dựng được một cơ sở làm ăn có uy tín. Từ một cơ sở mộc dân dụng, đến nay anh đã chuyển sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có giá trị cao.


Qua tìm hiểu cách làm ăn của Đỗ Văn Ly, mới thấy anh quả là người rất tinh tế khi luôn biết tạo ra những mặt hàng mỹ nghệ có chất lượng, hình thức độc đáo, khác với sản phẩm cùng loại của các cơ sở khác. Cùng với sự chân thành, “biết người, biết ta”, đó là những bí quyết giúp cơ sở của anh thành công. Chỉ sau một thời gian ngắn làm ăn, Đỗ Văn Ly đã trả hết gốc và lãi ngân hàng và bước từng bước chắc chắn trên bậc thang kinh tế. Sản phẩm của anh làm ra đa dạng gồm bàn, ghế, tủ, sập, các vật dụng mỹ nghệ, tượng gỗ rất tinh sảo. Khác với các cơ sở khác thường làm bằng gỗ đơn thuần thì cơ sở của anh lại tận dụng những vật liệu gỗ từ gốc cây để chế tác ra những sản phẩm rất độc đáo và chắc bền...


Hiện nay, số tiền đầu tư máy móc, vật liệu gỗ của cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ của anh Ly hiện vào khoảng trên 1,5 tỷ đồng, chưa kể đến tiền đầu tư vào cơ sở sản xuất. Làm ăn thuận lợi, hiện cơ sở của anh tiếp nhận 20 nhân công người địa phương. Với sự năng động của anh Ly, sản phẩm của anh làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Thu nhập bình quân của người lao động tại cơ sở ước đạt từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Dưới bàn tay của Đỗ Văn Ly, nhiều thanh niên địa phương đã được học nghề và trưởng thành từ cơ sở của anh. Thời gian qua, với sự kêu gọi của huyện và thị trấn, Đỗ Văn Ly đã chuyển cơ sở sản xuất của mình vào khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở tổ 7, thị trấn Việt Quang với diện tích sản xuất khoảng 1.000m2. Qua đó, cơ sở sản xuất của anh đang góp phần làm sôi động mô hình sản xuất tập trung này của huyện Bắc Quang với nhiều tương lai, triển vọng vươn lên.


Huy Ba

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Triệu phú” trên miền đá
HGĐT- Tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh được coi là một trong những hội viên tiêu biểu của Hội Cựu chiến binh thị trấn Mèo Vạc. Đó chính là cựu chiến binh Nguyễn Phú Ước, người không chỉ được mệnh danh là “triệu phú” trên miền đá mà còn là một tấm gương sáng trong học và làm theo lời Bác.
30/10/2012
Chí làm giàu của một thanh niên Pà Thẻn
HGĐT- Phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn không khó, nhưng cũng không dễ bởi phải phụ thuộc vào điều kiện ừng gia đình, môi trường sống và tư duy làm kinh tế. Có nhiều người đã chọn phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng cây, chăn nuôi lợn, gà, dê, cá, trâu, bò...; nhưng với người thanh niên dân tộc Pà Thẻn Tải Văn Lý, ở thôn My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình), lại
28/08/2012
“Tỏa sáng” từ nỗ lực học và làm theo Bác
HGĐT- Sau 5 năm thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , Hội Phụ nữ xã Yên Thành (Quang Bình) đã tạo thành phong trào sâu, rộng đến từng hội viên. Chị Hoàng Thị Sinh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, là một tấm gương điển hình.
25/10/2012
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
HGĐT- Bản Máy (huyện Hoàng Su Phì) là xã biên giới – với 5 dân tộc (Mông, Tày, Nùng, La Chí và Phù Lá) sống xen kẽ với nhau; giao thông rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa giao thông hoàn toàn bị chia cắt Bảy Máy trở thành “ốc đảo”. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, song diện tích đất canh tác ít, bạc màu, trình độ canh tác
25/09/2012