Vương Thị Chở, hướng dẫn viên du lịch giỏi của miền đá

09:28, 20/10/2012

Vương Thị Chở sinh năm 1983 trong một gia đình người Mông khá đông con và khó khăn ở xã Sà Phìn (Đồng Văn). Nhưng, khác với nhiều phụ nữ cùng tranglứa ở quê, sau nhiều khó khăn, đến năm 17 tuổi, Chở vẫn quyết theo học lớp 5 ở xã.


Đến năm 24 tuổi, cô đã tốt nghiệp cấp III, một điều mà không mấy cô gái ở quê Chở đạt được. Cơ duyên đến với Chở khi cô được huyện cho theo học lớp hướng dẫn viên du lịch và được bố trí làm thuyết minh viên du lịch tại Nhà Vương ở xã Sà Phìn, nơi mà chính cô được sinh ra và có gần 20 năm sống trong chính Dinh thự nổi tiếng này.


 

Mỗi lần đến với Nhà Vương ở Sà Phìn, nhiều du khách không khỏi chăm chú lắng nghe một giọng hướng dẫn viên du lịch rất lạ. Vương Thị Chở đã cuốn hút sự chú ý của du khách bằng sự hiểu biết rất rõ về lịch sử Nhà Vương và giọng nói còn giữ nguyên cái chất của người Mông trên Cao nguyên đá. Nhiều du khách sau khi rời Nhà Vương rồi vẫn còn chưa hết ngạc nhiên về kiến trúc Nhà Vương và cả cô hướng dẫn viên du lịch đúng là... người Mông. Cũng chính bởi điều đó, đã mang lại sự thành công rất lớn dành cho Vương Thị Chở, một hướng dẫn viên du lịch sinh ra, lớn lên ở miền đá. Sự chân thật, am tường về lịch sử miền đá và cuộc sống vất vả nơi đây đã đưa Vương Thị Chở trở thành hướng dẫn viên “số 1” của Cao nguyên đá. Rất nhiều đoàn khách đến đây đã mong muốn được Chở hướng dẫn, giới thiệu và bản thân Chở luôn nhiệt thành, đáp ứng những mong muốn của du khách. Cũng bởi thế, hình ảnh và giọng nói của Vương Thị Chở ngày càng được biết đến nhiều bởi du khách thập phương.

 

Tâm sự với chúng tôi, Chở cho biết, từ khi đi làm đến giờ, Chở cứ tự trải nghiệm, tự rút kinh nghiệm, hiểu sao nói vậy một cách nhiệt tình như chính người ở quê cô vậy. Chính vì điều này, nhiều đoàn du lịch đến với Nhà Vương đã tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi biết Chở chưa có một bằng cấp nào về ngành Du lịch mà lại có thể thực hiện công việc một cách rất chuyên nghiệp. Mọi người còn ngạc nhiên hơn khi Chở cũng chính là hậu duệ của họ Vương và kể lại tường tận nhiều chi tiết sâu sắc về lịch sử gia tộc cũng như cuộc sống truyền thống của người Mông ở vùng đá. Dù thực hiện rất tốt vai trò là hướng dẫn viên du lịch và được đánh giá rất cao không chỉ qua những nhận xét của du khách mà còn qua nhiều cuộc thi ở tỉnh, khu vực và Trung ương. Nhưng, mức thu nhập bằng nghề của Chở thì còn rất khiêm tốn. Chở cho biết, khi mới bước vào nghề, lương của cô là 1,2 triệu đồng/tháng. Đến nay sau nhiều năm đi làm, thu nhập của Chở cũng chỉ là 2,5 triệu đồng/tháng. Cuộc sống gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với tình yêu đối với ngành Du lịch, Chở vẫn gắn bó với công việc như là một phần không thể thiếu của bản thân. Để giảm bớt khó khăn, Chở và gia đình còn phải làm thêm các công việc như may quần áo và bán hàng tạp hóa ở chợ Sà Phìn, chăn nuôi và tăng gia sản xuất lương thực...

 

Với sự nhiệt tình, chân thành và năng khiếu đã giúp Vương Thị Chở không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao mà cô còn tự tin vươn lên để giành nhiều giải thưởng từ các cuộc thi hướng dẫn viên du lịch như: Giải nhất cuộc thi hướng dẫn viên du lịch giỏi, thanh lịch 6 tỉnh vùng Đông Bắc tổ chức tại Bắc Kạn năm 2011; xuất sắc nhất cuộc thi hướng dẫn viên du lịch giỏi các tua du lịch địa chất tổ chức tại Hà Nội năm 2011.

 


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chí làm giàu của một thanh niên Pà Thẻn
HGĐT- Phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn không khó, nhưng cũng không dễ bởi phải phụ thuộc vào điều kiện ừng gia đình, môi trường sống và tư duy làm kinh tế. Có nhiều người đã chọn phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng cây, chăn nuôi lợn, gà, dê, cá, trâu, bò...; nhưng với người thanh niên dân tộc Pà Thẻn Tải Văn Lý, ở thôn My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình), lại
28/08/2012
Chiến sỹ nuôi quân “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”
HGĐT- Điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua Quyết thắng, một tấm gương sáng vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị thực sự là một “bông hoa” tươi thắm trong vườn hoa rực rỡ sắc mầu dâng lên Đại hội,đó là Trung úy Lý Thị Chinh – Nhân viên nấu ăn cơ quan Bộ CHQS tỉnh.
25/09/2012
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
HGĐT- Bản Máy (huyện Hoàng Su Phì) là xã biên giới – với 5 dân tộc (Mông, Tày, Nùng, La Chí và Phù Lá) sống xen kẽ với nhau; giao thông rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa giao thông hoàn toàn bị chia cắt Bảy Máy trở thành “ốc đảo”. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, song diện tích đất canh tác ít, bạc màu, trình độ canh tác
25/09/2012
Mèo Vạc “học” và “làm theo” gương Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực, cụ thể
HGĐT- Xác định, lấy tính thiết thực của các mô hình thực tiễn làm thước đo hiệu quảviệc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Mèo Vạc luôn chú trọng gắn việc “học tập” và “làm theo” với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI)... tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên, góp
25/08/2012