“Triệu phú” trên miền đá

09:47, 30/10/2012

HGĐT- Tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh được coi là một trong những hội viên tiêu biểu của Hội Cựu chiến binh thị trấn Mèo Vạc. Đó chính là cựu chiến binh Nguyễn Phú Ước, người không chỉ được mệnh danh là “triệu phú” trên miền đá mà còn là một tấm gương sáng trong học và làm theo lời Bác.



 Cựu chiến binh Nguyễn Phú Ước, người được coi là “triệu phú” trên miền đá.

Với quyết tâm làm giàu, người con của huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) rời xa quê hương đến với mảnh đất Mèo Vạc để lập nghiệp. Dù thời gian đầu là những tháng ngày gian khổ, khó khăn chồng chất nơi miền đá, nhưng với nghị lực và “chất” lính được tôi luyện trong quân ngũ đã giúp anh bám trụ nơi đất khó. Khởi nghiệp và gắn bó với nghề phô tô copy, đến nay ngoài việc sở hữu giá trị tài sản vài tỷ đồng thì thu nhập bình quân của gia đình anh cũng lên tới gần 100 triệu đồng mỗi tháng. Điều đáng nói là trừ những người thân trong gia đình, anh còn tạo việc làm và thu nhập ổn định, thậm chí “truyền nghề” cho 15 lao động tại địa phương.


Sinh năm 1980, chàng trai trẻ Nguyễn Phú Ước chính thức bước chân vào quân ngũ khi anh tròn 19 tuổi. Sau 3 tháng tân binh, anh được chuyển về học tại trường Hạ sĩ quan xe tăng tại quê nhà Vĩnh Phúc. Những tháng ngày sau đó anh tiếp tục đứng trong hàng ngũ quân đội tại Trung đoàn Tăng thiết giáp 406 (Quân khu 2). Đến năm 2003, anh ra quân và sau đó 2 năm, vay mượn được chút tiền ít ỏi làm vốn, Nguyễn Phú Ước mang theo hành trang người lính đến với vùng đất khó. Là người con thứ tư trong gia đình có 5 anh em, trải qua nhiều vất vả trong cuộc sống nên Ước quyết tâm xa gia đình lập nghiệp bằng sự nhiệt huyết của sức trẻ và món nghề phô tô copy mà anh ít nhiều học được ở quê. Bao nhiêu tiền vay mượn được anh đổ dồn vào đầu tư trang thiết bị, máy móc. Ngày ấy, thị trấn Mèo Vạc vẫn còn nhiều khó khăn nên cuộc sống của anh cũng khá eo hẹp, càng thêm vất vả khi anh lập gia đình không lâu sau đó. Cuộc sống bộn bề nên anh cũng phải xoay đủ nghề để kiếm sống. Ngoài phô tô, đánh máy, anh còn kiêm luôn cả làm ảnh, cắt chữ, làm biển quảng cáo... “Nhiều lúc chán nản vì cuộc sống vất vả nhưng có lẽ do được tôi luyện trong quân ngũ nên tôi có thể vượt qua khó khăn. Nghĩ lại thấy tự hào và cảm ơn quãng thời gian trong quân đội đã cho mình nghị lực để phấn đấu vươn lên”. Đó chính là tâm sự của cựu chiến binh Nguyễn Phú Ước khi chúng tôi được trò chuyện cùng anh tại ngôi nhà riêng khang trang, rộng rãi.


Những tháng ngày vất vả cũng qua đi, đến năm 2008, số tiền tích cóp được anh đã đầu tư trên 2 tỷ đồng để mua máy móc và mở rộng cơ sở ở các huyện Đồng Văn, Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng). Đến bây giờ, Nguyễn Phú Ước được coi là triệu phú khi thu nhập bình quân của gia đìnhgần 100 triệu đồng mỗi tháng. Không chỉ là ông chủ có tài kinh doanh giỏi mà anh còn thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tích cực ủng hộ qua các chương trình, hội thi do địa phương tổ chức. Anh đã được UBND huyện, UBND thị trấn Mèo Vạc, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội Cựu chiến binh cũng như nghĩa vụ nộp thuế. Có được kết quả như ngày hôm nay thì đó là cả một nghị lực và quyết tâm vượt qua khó khăn, mà theo như anh cho biết đó chính là “không có việc gì khó” đúng như lời Bác dạy.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chí làm giàu của một thanh niên Pà Thẻn
HGĐT- Phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn không khó, nhưng cũng không dễ bởi phải phụ thuộc vào điều kiện ừng gia đình, môi trường sống và tư duy làm kinh tế. Có nhiều người đã chọn phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng cây, chăn nuôi lợn, gà, dê, cá, trâu, bò...; nhưng với người thanh niên dân tộc Pà Thẻn Tải Văn Lý, ở thôn My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình), lại
28/08/2012
“Tỏa sáng” từ nỗ lực học và làm theo Bác
HGĐT- Sau 5 năm thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , Hội Phụ nữ xã Yên Thành (Quang Bình) đã tạo thành phong trào sâu, rộng đến từng hội viên. Chị Hoàng Thị Sinh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, là một tấm gương điển hình.
25/10/2012
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
HGĐT- Bản Máy (huyện Hoàng Su Phì) là xã biên giới – với 5 dân tộc (Mông, Tày, Nùng, La Chí và Phù Lá) sống xen kẽ với nhau; giao thông rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa giao thông hoàn toàn bị chia cắt Bảy Máy trở thành “ốc đảo”. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, song diện tích đất canh tác ít, bạc màu, trình độ canh tác
25/09/2012
Chiến sỹ nuôi quân “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”
HGĐT- Điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua Quyết thắng, một tấm gương sáng vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị thực sự là một “bông hoa” tươi thắm trong vườn hoa rực rỡ sắc mầu dâng lên Đại hội,đó là Trung úy Lý Thị Chinh – Nhân viên nấu ăn cơ quan Bộ CHQS tỉnh.
25/09/2012