Chí làm giàu của một thanh niên Pà Thẻn

07:15, 28/08/2012

HGĐT- Phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn không khó, nhưng cũng không dễ bởi phải phụ thuộc vào điều kiện ừng gia đình, môi trường sống và tư duy làm kinh tế. Có nhiều người đã chọn phát triển kinh tế gia đình bằng việc trồng cây, chăn nuôi lợn, gà, dê, cá, trâu, bò...; nhưng với người thanh niên dân tộc Pà Thẻn Tải Văn Lý, ở thôn My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình), lại chọn mô hình phát triển kinh tế gia đình bằng nuôi ếch.



Với hơn 250m2 ao, anh Tải Văn Lý tập trung nuôi ếch thịt và mang lại hiệu quả thiết thực.

Mới thử nghiệm được hơn 2 tháng gia đình anh Lý đã xuất bán trên 1 tạ ếch thịt và thu về gần đủ vốn hơn 8 triệu đồng. Kết quả bước đầu đã động viên anh sau những ngày vất vả đi tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh Sơn la, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thái Bình...


Câu chuyện khởi nghiệp nuôi ếch của người thanh niên Pà Thẻn bắt đầu từ sự say mê làm giàu ngay trên mảnh đất của gia đình. Bao nhiêu ngày trăn trở suy nghĩ, đắn đo không biết nuôi con gì để phát triển kinh tế, trong đầu anh Lý đã định hình được ý tưởng nên nuôi những loại con mà ở địa phương chưa chú tâm phát triển. Từ ý tưởng đó anh đã phải đi nhiều nơi, nhiều địa phương để tìm hiểu kinh nghiệm nuôi ếch. Anh Lý kể rằng: Ngày đầu tiên dắt xe máy ra khỏi nhà anh đi một mạch lên Sơn La, trong túi chỉ có hơn một trăm nghìn để mua xăng xe, đến Sơn La tìm mãi chẳng có mô hình nào nuôi ếch để học, tiền thì đã hết anh đành quay về và lại tiếp tục đi Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nhưng vẫn cứ ...vô vọng. Trở về nhà, anh đem câu chuyện của mình ra kể với bạn bè, được sự giúp đỡ của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện anh đã tìm hiểu ở trên mạng và được biết rằng ở Thái Bình mô hình nuôi ếch rất nhiều và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Không quản ngại khó khăn vất vả, anh lại tiếp tục cuộc hành trình về Thái Bình để học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch. Về đến huyện Quỳnh Phụ, được sự giúp đỡ của anh Nguyễn Văn Tiện, thôn Bình Minh, xã An Dụ, anh đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ gia đình anh Tiện và nhiều gia đình khác trong xã. Anh Lý cho biết: Cả huyện Quỳnh Phụ gia đình nào cũng nuôi ếch, có nhà nuôi hàng vạn con, thu nhập mỗi năm hàng mấy trăm triệu đồng”. Sau gần 2 tháng học hỏi kinh nghiệm và đi tham quan thực tế mô hình nuôi ếch tại huyện Quỳnh Phụ, được sự giúp đỡ của gia đình anh Tiện, anh đã mua 2.000 con ếch giống đem về nhà nuôi. Với diện tích mặt nước ao hiện có là 250m2 của gia đình, anh đã mua lưới quây và thả ếch vào nuôi. Anh bảo: “Ếch là loại động vật rất dễ nuôi, không phải mất nhiều công chăm sóc mà vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài thức ăn dạng viên dùng cho ếch, trên mặt nước ao còn bố trí các bóng điện thắp sáng buổi tối để côn trùng bay vào làm thức ăn cho ếch. Nước trong ao được lấy từ nước nguồn, thường xuyên được lưu thông để bảo đảm lúc nào nước cũng sạch, không gây bệnh cho ếch...”.


Sau hơn 2 tháng thử nghiệm, đàn ếch phát triển khá tốt, bình quân cứ 1 kg khoảng từ 3-5 con, con nào cũng to khỏe, mập mạp. Sau khi đàn ếch thịt được 2,5 tháng tuổi anh đã xuất bán cho các nhà hàng ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang và Vị Xuyên, giá bình quân từ 75 đến 80.000đồng/kg. Qua sử dụng thịt ếch và chế biến các món ăn, nhiều nhà hàng đều đánh giá là thịt ếch rất ngon, hợp với khẩu vị của khách hàng... Tới đây khi đầu ra ổn định, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích mặt nước ao bên cạnh để chăn nuôi, lúc đầu phải mua con giống nhưng khi đã phát triển nhiều rồi thì đàn ếch tự phối giống cho nhau, như vậy không phải chi phí tiền mua giống mà lại có giống tại chỗ...


Với ý chí và khát vọng phát triển kinh tế gia đình bằng việc nuôi ếch của gia đình anh Lý, tin rằng ước mơ của anh sẽ trở thành hiện thực, đây cũng là mô hình đầu tiên ở huyện Quang Bình. Mong rằng, khi mô hình này phát triển sẽ được nhân rộng, góp phần tạo công ăn việc làm cho, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người thương binh “giữ hồn” khèn Mông
HGĐT- Với người Mông, tiếng khèn từ rất lâu đã trở thành thứ không thể thiếu trong những dịp lễ hội, ma chay, cưới hỏi. Tiếng khèn ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ, vào phong tục tập quán để rồi trở thành bản sắc văn hóa đặc trưng không thể pha trộn. Với quyết tâm gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, không để mai một bởi thời gian, người thương binh Sùng Sía Chứ ở thôn
26/07/2012
Chuyện làm giàu của lão nông Nguyễn Văn Lỷ
HGĐT- Tiếp chúng tôi trong buổi chiều muộn, với dáng vẻ tất bật của một lão nông thực thụ; câu chuyện khởi nghiệp của ông dần được gợi mở trong sự ngạc nhiên, khâm phục của mọi người. Ông là Nguyễn Văn Lỷ, thôn Tân Tiến, xã Phương Độ (TP Hà Giang)
26/06/2012
Mèo Vạc “học” và “làm theo” gương Bác Hồ bằng những việc làm thiết thực, cụ thể
HGĐT- Xác định, lấy tính thiết thực của các mô hình thực tiễn làm thước đo hiệu quảviệc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng bộ huyện Mèo Vạc luôn chú trọng gắn việc “học tập” và “làm theo” với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI)... tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên, góp
25/08/2012
Nguyễn Công Định “Hạnh phúc khi được hiến máu cứu người”
HGĐT- Những giọt máu nghĩa tình ấy đã thắp sáng lên ngọn lửa của lòng nhân ái, sẵn sàng giúp nhiều người bệnh trong cơn nguy kịch giữ được sự sống. Nguyễn Công Định ở tổ 7, phường Minh Khai (TPHG) là một trong 100 gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện trong toàn quốc, được đi dự hội nghị tôn vinh những người hiến máu do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 14.6 vừa qua.
25/06/2012