Khách hàng Chu Tấn Đạt phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

09:14, 24/04/2012

HGĐT- Nghe anh Chu Tấn Đạt, sinh năm 1944, chủ cửa hàng kinh doanh máy móc phục vụ cho lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp ở tổ 2, khu Xuân Hòa, xã Tân Quang kể về quãng thời gian từ 2 bàn tay trắng lập nghiệp không khỏi cảm phục sự vươn lên đầy nghị lực của anh và gia đình. Anh Đạt tâm sự: trước đây, anh là công nhân Công ty Chè Hà Giang. Sau khi công ty giải thể, năm 1994, anh lặn lội vào tận huyện Hoàng Su Phì để tìm kế sinh nhai. Năm 2003, anh bắt đầu chuyển ra xã Tân Quang và bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế của anh bắt đầu từ đây.


 

 Cửa hàng kinh doanh của anh Đạt góp phần phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Biện Luân


Những ngày khởi đầu đầy khó khăn, nhưng với nghị lực vươn lên, anh Đạt đã dần dần xây dựng được mối làm ăn và đến năm 2005, anh bắt đầu mở rộng cơ sở kinh doanh máy móc phục vụ cho lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Nói về những ngày “tăng tốc” ấy, anh Đạt cho biết, gia đình mình đã được tạo điều kiện rất thuận lợi từ Phòng giao dịch Tân Quang (thuộc Ngân hàng No&PTNT Bắc Quang). Qua đó, gia đình đã được vay 200 triệu đồng để mở rộng quy mô kinh doanh. Nhờ có địa điểm thuận lợi cùng một tính toán hợp lý, nắm bắt được nhu cầu ngày càng lớn của bà con nhân dân về lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, cửa hàng kinh doanh của anh ngày càng phát đạt.


Sau khi làm ăn có lãi, trả được tiền gốc, tiền lãi của Ngân hàng No, để tiếp tục mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu thị trường, năm 2011, gia đình anh Đạt tiếp tục xin vay vốn Phòng giao dịch Tân Quang. Trên cơ sở xem xét phương án kinh doanh và khả năng cũng như uy tín của khách hàng, Phòng giao dịch Tân Quang đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của gia đình anh Đạt: gia đình anh Đạt đã được vay 600 triệu đồng. Anh Đạt cho biết, đây là lần thứ 2 mình vay vốn của Ngân hàng No. Nắm bắt được nhu cầu hàng hóa đang ngày càng gia tăng, nguồn vốn vay được anh dùng để mở rộng thêm cơ sở kinh doanh, nơi lưu giữ hàng hóa. Đến nay, anh đã có cửa hàng với 2 địa điểm kinh doanh và lượng hàng hóa lên đến hơn 10 tỷ đồng. Cùng với đó, anh tiếp tục đầu tư vốn cho các em hiện đang ở Hoàng Su Phì để kinh doanh hàng tạp hóa.

Qua tìm hiểu, được biết do nhu cầu tiêu thụ các loại máy móc nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng lớn nên chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, cửa hàng của anh đã tiêu thụ được hàng trăm chiếc máy cày nông nghiệp...Nhờ đó, tính bình quân thu nhập trừ chi phí đầu tư, nhân công, mỗi tháng gia đình anh Đạt thu về từ 30 – 50 triệu đồng. Hiện tại, cửa hàng của anh đang giải quyết việc làm cho 3 lao động với mức lương bình quân chưa kể tiền ăn là hơn 2 triệu đồng. Anh Phạm Xuân Đông, Phó Phòng giao dịch Tân Quang cho biết, là khách hàng uy tín, anh Đạt không chỉ biết phát huy tốt đồng vốn vay mà còn thực hiện tốt việc thanh toán lãi suất cho ngân hàng.


PHÙNG NGUYÊN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên đội trưởng nỗ lực vượt khó, học giỏi
HGĐT- Theo lời giới thiệu của chị Tổng phụ trách Đội trường THCS Vĩnh Phúc, chúng tôi tìm đến nhà Vũ Thị Kiều Oanh, học sinh lớp 9A trường THCS Vĩnh Phúc (Bắc Quang), ngôi nhà nhỏ khang trang ngay trung tâm xã. Bởi là ngày nghỉ cuối tuần nên chúng tôi may mắn được gặp chị Tuyết, mẹ của Kiều Oanh về nhà thăm con gái.
30/03/2012
Gương sáng Bình An
HGĐT- Giữa bạt ngàn rừng núi của thôn Bình An, có một chàng trai trẻ tuổi đang ngày đêm cố gắng học hỏi để giúp bà con thoát nghèo. Với vẻ ngoài nhỏ thó, trẻ trungít ai biết được rằng, chàng trai mới 25 tuổi đời này lại có một bản “lý lịch” khá dài về quá trình tìm tòi, phát triển kinh tế và các vị trí công việc mà anh đã tham gia hoạt động ở thôn.
30/01/2012
Than tổ ong không mùi trên cao nguyên đá
HGĐT- Thiếu nước, thiếu đất sản xuất và đặc biệt là thiếu chất đốt đang là thách thức lớn đối với đời sống của người dân trên cao nguyên đá khi mà nhu cầu đun nấu ngày càng nhiều. Trăn trở trước tình trạng người dân tùy tiện chặt phá rừng làm chất đốt, anh đã quyết tâm làm than tổ o­ng để giữ rừng.
23/03/2012
Vừ Sé Cơ - gương một người chăn nuôi giỏi
HGĐT- Sau nhiều năm tháng kiên định con đường phát triển chăn nuôi, trải qua bao khó khăn, thất bại nhưng đến nay ông được coi là người “đi đầu” mở đường cho phát triển chăn nuôi, giúp đỡ cho nhiều hộ ở Ma Xí B xóa đói, giảm nghèo. Ông là một tấm gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Không chỉ riêng người dân trong xã Ma Lé mà đâu đó trên vùng
23/03/2012