Khởi nghiệp từ nghề làm bún truyền thống

16:23, 19/03/2012

HGĐT- Một cơ ngơi trị giá hàng trăm triệu đồng, một dây chuyền sản xuất bún truyền thống hiện đại và cung ứng bún, giò, chả cho toàn bộ thị trường huyện Bắc Mê và Bảo Lâm (Cao Bằng), với thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm... là một thành quả đáng khâm phục của chàng trai nghèo Hoàng Văn Hà (tổ 2, thị trấn Yên Phú, Bắc Mê) sau 5 năm lập nghiệp.


 

 Dây chuyền sản xuất bún hiện đại trị giá trên 100 triệu đồng vừa được anh Hà đầu tư.


Ghé thăm cơ sở sản xuất bún của gia đình anh Hà theo lời giới thiệu của bà chủ một quán phở sáng tại thị trấn Yên Phú, chúng tôi cảm nhận được sự vất vả của người làm bún khi chứng kiến công việc hàng ngày của anh. Thức dậy từ mờ sáng, và kết thúc lúc đêm muộn, một quy trình làm việc đòi hỏi phải có niềm say mê và quyết tâm cao. Từ đây, câu chuyện về nghề bún của anh được chúng tôi nghi lại. Anh sinh năm 1973 tại Yên Sơn, Tuyên Quang trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 2000, chàng trai trẻ tên Hà khăn gói lên vùng đất mới Bắc Mê để lập nghiệp, thử sức bằng nhiều nghề khác nhau như: Buôn nông sản, sửa chữa xe máy, thợ hồ... nhưng tất cả đều thất bại vì anh không có kinh nghiệm, không có vốn để đầu tư. Trăn trở về cái “sự nghiệp” làm giàu của mình nơi xứ lạ, anh chợt nhớ rằng gia đình anh ở quê có nghề làm bún truyền thống, vậy là anh về quê để học nghề làm bún. Có thể nói, sự nghiệp của anh được đánh dấu mốc từ năm 2007. Là một hộ nghèo, anh được NHCSXH chi nhánh huyện Bắc Mê cho vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế và 8 triệu đồng từ chương trình nước sạch. Với nguồn vốn này, anh đã đầu tư trên 20 triệu đồng để mua thiết bị máy làm bún, số tiền còn lại anh để dành mua gạo rồi dần quay vòng vốn. Được truyền nghề từ gia đình, lại luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nên sản phẩm bún của anh Hà ngay khi có mặt trên thị trường đã được người dân ưa chuộng. Thời gian đầu, anh không đặt mục đích kinh tế mà chủ yếu tạo thương hiệu, thị trường đồng thời phát triển nghề truyền thống. Sau 5 năm bắt tay vào sản xuất, cái tên “Hà bún” giờ đây không chỉ có người dân Bắc Mê biết đến mà các nhà hàng, quán ăn ở Bảo Lâm (Cao Bằng) cũng đến đặt mua, có thời điểm anh không đủ bún để cung cấp cho thị trường do không mua được gạo. Năm 2010, vì nhu cầu cung cấp bún cho thị trường ngày càng nhiều, trong khi thiết bị làm bún đã cũ và lạc hậu nên anh tiếp tục đầu tư trên 100 triệu đồng để mua thiết bị sản xuất bún hiện đại. Từ đó đến nay, cơ sở sản xuất bún của anh đã không ngừng mở rộng quy mô, cũng như lượng bún bán ra trên thị trường. Tuy nhiên, chưa hài lòng với những gì mình đã làm được, anh lại khăn gói về quê để tìm hiểu thêm về nghề làm giò, chả sao cho thật ngon và chất lượng. Đến nay, ngoài nguồn thu nhập chính từ bún, anh còn có thêm thu nhập từ giò, chả. Dù chỉ mới gia nhập thị trường từ hai năm nay nhưng “người em” giò,chả của gia đình anh cũng chẳng thua kém bún, ngay lập tức đã được người dân ưa chuộng.


Khi được hỏi cơ duyên nào để anh gắn bó với nghề làm bún? Anh Hà chia sẻ: “Trước đây tôi chưa bao giờ có ý định nối nghiệp làm bún, nhưng lúc đó nhà tôi nghèo lắm, có lẽ cái nghèo là cơ duyên gắn tôi với nghề bún vì nghề bún thủ công ngày trước không cần nhiều vốn, không cần nhiều thời gian học nghề...”. Tiếp nối câu chuyện về những thành quả của ngày hôm nay, anh vẫn không giấu được niềm xúc động: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, không có điều kiện để học nghề, lại không có vốn để phát triển kinh tế, thất bại cũng đã nhiều. Nay nhờ sự giúp sức của NHCSXH, tôi đã lập nghiệp được nơi mảnh đất xa quê này bằng chính nghề làm bún truyền thống của gia đình. Điều đó không chỉ là niềm vui của người làm kinh doanh mà còn là niềm tự hào của một người con đã góp phần phát triển nghề truyền thống...”.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Tâm, Giám đốc NHCSXH huyện Bắc Mê cho biết: “Những năm qua, NHCSXH huyện đã thực sự mang lại nguồn vốn thiết thực giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững mà trong đó gia đình anh Hoàng Văn Hà là một điển hình”. Nhìn thấy sự tất bật của anh trong công việc, và chặng đường gian nan mà anh đã trải qua để có được thành quả trên, chúng tôi hiểu những giọt mồ hôi của sự vất vả, sự quyết tâm đã nhỏ xuống và cả những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc ngày hôm nay.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Trá giàu lên từ vườn rừng
Theo Quốc lộ 279, chúng tôi hỏi thăm và đến nhà anh Nguyễn Đình Trá thôn Nà Tho, xã Tân Bắc (Quang Bình) không mấy khó khăn. Nằm trên một quả đồi khá bằng phẳng căn nhà mới xây của gia đình anh Trá nằm lọt thỏm giữa mênh mông vườn cây ăn quả, vườn chè và vườn ươm cây giống – một khung cảnh thanh bình hiện ra trước mắt chúng tôi.
30/12/2011
Các Đảng bộ tổng kết việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
HGĐT- Tối 28.12, Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2011.
30/12/2011
Gương sáng Bình An
HGĐT- Giữa bạt ngàn rừng núi của thôn Bình An, có một chàng trai trẻ tuổi đang ngày đêm cố gắng học hỏi để giúp bà con thoát nghèo. Với vẻ ngoài nhỏ thó, trẻ trungít ai biết được rằng, chàng trai mới 25 tuổi đời này lại có một bản “lý lịch” khá dài về quá trình tìm tòi, phát triển kinh tế và các vị trí công việc mà anh đã tham gia hoạt động ở thôn.
30/01/2012
Đảng ủy Khối cơ các quan tỉnh: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng được thể hiện qua những việc làm cụ thể
HGĐT- Những ngày cuối năm, dù rất bận rộn với công việc, nhưng Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phạm Bá Gia vẫn giành thời gian trao đổi với chúng tôi về kết quả việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng bộ.
28/12/2011