Gương sáng Bình An
HGĐT- Giữa bạt ngàn rừng núi của thôn Bình An, có một chàng trai trẻ tuổi đang ngày đêm cố gắng học hỏi để giúp bà con thoát nghèo. Với vẻ ngoài nhỏ thó, trẻ trungít ai biết được rằng, chàng trai mới 25 tuổi đời này lại có một bản “lý lịch” khá dài về quá trình tìm tòi, phát triển kinh tế và các vị trí công việc mà anh đã tham gia hoạt động ở thôn.
Có mặt tại nhà anh vào một ngày chủ nhật, khi mặt trời đã gần đứng bóng, chúng tôi ngạc nhiên với hình ảnh một thanh niên đang say sưatìm kiếm thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại rau bên chiếc laptop “xịn” trị giá trên chục triệu đồng. Dương cười: “Tôi mua máy tính đã hơn một năm rồi, giờ có mạng Internet, tôi có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Đó cũng là chuyên ngành mà tôi đang theo học tại lớp đại học tại chức...”. Một mô hình kinh tế hiệu quả của gia đình đã chứng minh lời giới thiệu giản dị ấy của anh. Hiện tại, gia đình anh Dương có 4 con trâu,gần 10 con lợn, hàng chục con dê, gà, ngan ngỗng... Trồng lúa mỗi vụ cho thu hoạch trên 2 tấn, bên cạnh đó là ngô, sắn, dong riềng, cỏ chăn nuôi và vườn rau sạch trải dài theo triền núi với đủ các loại như : Cải bắp, su hào, súp lơ, rau cải, dưa chất lượng cao, gia đìnhanh có cả nghề đúc và nấu rượu... Tổng thu nhập mỗi năm lên đến hàng chục triệu đồng.
Chia sẻ về những thành quả của ngày hôm nay, anh Dương cho biết: “ Xuất thân từ một người nông dân nghèo khó, trước đây gia đình tôi chẳng đủ cái ăn, làm nông nghiệp thì gặp nhiều rủi ro vì dịch bệnh mà không biết làm thế nào. Ở cái nơi mở mắt là thấy núi, ra ngõ là thấy rừng này, chằng biết làm gì để thoát nghèo ngoài nông nghiệp nên tôi quyết tâm học hỏi, tìm kiếm bằng được các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp để phát triển kinh tế chính trên mảnh đất này, chỉ cần nghe có lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi là tôi lại đến”.Chứngkiến một cơ ngơi khang trang,tương đối đủ đầy như ngày hôm nay, chúng tôi được hàng xóm của anh cho biết vợ chồng anh đã phải “góp nhặt”rất nhiều thời gian cày đất, trồng rau.
Được biết, anh Dương là một trong những người đi đầu trên địa bàn xã Bản Luốc trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa giống mới vào sản xuất. Những loại rau như súp lơ, dưa chất lượng cao... đều được anh mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm và thực tế đã mang lại hiệu quả rõ nét.
Ông Vương Văn Băng, Phó chủ tịch UBND xã Bản Luốc không giấu nổi niềm vui khi nói về cán bộ trẻ của mình:“Phan Văn Dương là một bí thư chi bộ trẻ và rất năng động, chịu khó học hỏi,dám nghĩ, giám làm và có nhiều ý tưởng sáng tạo trong công tác cũng như phát triển kinh tế gia đình. Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức cho người dân trong xã đến tham quan và học tập mô hình này để nhân rộng, giúp bà con xóa đói giảm nghèo”.
“Năng động và ham học hỏi” có lẽ là cụm từ chính xác nhất mà người dân Bản Luốc dành cho anh. Chị Vương Thị Khôi, một người dân thôn Bình An cho biết:“Mô hình làm kinh tế của gia đình chú Dương được bà con rất khâm phục, chúng tôi cũng đã học hỏi để làm theo, tuy chưa mang lại giá trị kinh tế nhiều nhưng cũng đã giải quyết được phần lớn nhu cầu thực phẩm trong gia đình”.
Tháng 6.2012, Phan Văn Dương sẽ tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp tại chức, khi đó anh sẽ có nhiều thời gian hơn cho công việc xã hội cũng như nhiều kiến thức hơn trong phát triển kinh tế gia đình.
Định hướng tương lai của anh là gì? Tôi hỏi. Anh cho biết: “Là cán bộ thôn, tôi chỉ muốn người dân trong thôn đều biết làm kinh tế để vươn lên thoát nghèo.Học xong,tôi sẽ cố gắng áp dụng kiến thức của mình vào việc đưa thêm nhiều giống cây con mới vào trồng thửnghiệm, nếu thành công sẽ hướng dẫn bà con trong thôn cùng làm để nhân rộng mô hình...”
Với tuổi đời còn rất trẻ và nhiều hoài bão lớn lao của Bí thư chi bộ, chúng tôi chia tay gia đình anh Dương mang theo nhiềuhy vọng vào một tương lai phát triển và đủ đầy hơn sẽ đến với Bình An. Con đường xuống núi giờ đây cảm giác nhưđỡ gập ghềnh hơn bởi phía sau là những điều kỳ diệu...
Ý kiến bạn đọc