Huyền An – HTX hướng về cộng đồng

16:52, 24/01/2011

HGĐT- Nguyễn Tháp Huyền sinh ra trong một gia đình đông anh em. Trải qua một thời gian dài trong quân ngũ đóng quân trên mảnh đất miền Tây nghèo khó, khi ra quân Nguyễn Tháp Huyền ở lại Xín Mần tìm cách làm ăn rồi thành lập HTX Huyền An năm 2004. HTX đã giải quyết việc làm cho 150 lao động thường xuyên và gần 50 lao động thời vụ.


Gần 8 năm ngoài đóng góp cho ngân sách địa phương trên 2 tỷ đồng, ủng hộ các phong trào của huyện, các chương trình xã hội, giúp đỡ người nghèo, làm nhà đại đoàn kết trên 1 tỷ đồng; mỗi năm trong mùa mưa bão HTX còn huy động xã viên, máy móc trợ giúp mở đường, làm cầu, đảm bảo giao thông và cứu giúp đồng bào bị nạn hàng trăm triệu đồng, cùng với công sức xã viên ứng cứu góp phần vào ổn định đời sống đồng bào, an sinh xã hội trên địa bàn Xín Mần.


Bí thư Huyện ủy Xín Mần Dương Minh Hòa nhận xét: HTX Huyền An là HTX điển hình của huyện luôn hướng về cộng đồng và là HTX giải quyết lao động, việc làm hiệu quả nhất tại địa phương cho đồng bào trong huyện. Nhớ lần trao đổi về lao động việc làm tại địa phương, anh Huyền tâm sự: Không riêng gì tôi mà có rất nhiều người trong cuộc chiến tranh biên giới đã trở thành ân nhân của trăm họ tại Xín Mần. Ra quân tôi đã ở lại đây tạo công ăn, việc làm cho mình cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng bộ, chính quyền và bà con địa phương. Mong muốn tạo việc làm cho mình, cho bà con, âu cũng là để tri ân họ. Hơn nữa, tôi xác định mình đã là “con đẻ” ở mảnh đất này, chứ không phải là “con nuôi” bởi thế tôi mong ước được đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng nơi đây. Hiểu rằng Xín Mần là huyện thuần nông. Bà con trong huyện ngoài làm nông ra thì khó có thể tự mình tập hợp lại làm được điều gì đó? Và thế là HTX Huyền An đã thành lập đi đúng cái mong muốn của đại đa số đồng bào đó là: “Việc làm – thu nhập thêm” để cải thiện đời sống.

HTX Huyền An hoạt động bằng vốn góp xã viên 7,1 tỷ đồng cùng vốn tự có sau thời gian chắt chiu của vợ chồng chủ nhiệm trên 2 tỷ, nâng tổng vốn hoạt động của HTX đến hết năm 2010 là 9,8 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa; xây dựng công trình; khai thác và cung ứng vật liệu xây dựng và thu mua, tiêu thụ nông sản thực phẩm. Đi từ làm việc nhỏ vươn dần ra các việc có quy mô, mức độ lớn dần, HTX Huyền An đã vượt lên rất nhiều HTX khác trong huyện trở thành nơi “đỡ đầu” cho bà con trong huyện, xã. Sự tận tâm, chu tất trong công tác vận tải đường dài Xín Mần – Hà Nội đã tạo niềm tin cho các khách hàng tìm đến nhà xe Huyền An. Sự đối xử lao động bình đẳng, trả công, ăn chia sòng phẳng, thưởng phạt công minh đã làm ấm lòng cho toàn bộ xã viên HTX và gần 50 lao động thời vụ sau mỗi năm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tìm hiểu và được biết tại địa phương đã có rất nhiều hoạt động theo HTX từ ngày thành lập đến nay, kéo theo đó là anh em, họ hàng của những lao động gắn bó luôn sát cánh cùng HTX làm ăn và chưa hề có lao động nào có ý định chuyển đi làm chỗ khác. Theo họ, HTX là nơi tập hợp các lao động để làm ăn và chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống lúc xa cơ, lỡ bước, lúc hoạn nạn khó khăn. Năm 2010, HTX đã ủng hộ máy ủi, xăng dầu để san 20 nền nhà giúp bà con vùng sạt lở thôn Thèn Ván, xã PàVầy Sủ. Ung hộ 8 tấn xi măng cho bà con đổ nền, xóa nhà dột nát. Ngược lại năm mưa lũ 2009, HTX đã dùng máy móc, sức người dọn trên 500m3 đất đá sạt lở để mở thông đường, thông xe trên tuyến Xín Mần – Bắc Hà (Lào Cai). Năm 2010, cũng ứng giúp mở đường, thông xe hàng ngàn m3 đất đá trên tuyến Xín Mần – Pà Vầy Sủ tạo điều kiện cho việc ứng cứu sạt lở giúp đồng bào trong mưa lũ. Còn năm 2008, trong lúc mưa lũ tắc toàn tuyến Ngán Chiên – Trung Thịnh cũng lại HTX Huyền An ứng cứu san đường, cuốc đất đá 1.500 m3 mở thông tuyến giúp dân đi lại, khắc phục khó khăn do thiên tai gây ra. Trao đổi với Chủ nhiệm HTX Huyền An, anh Huyền cho biết: Tôi xây dựng HTX là tạo điều kiện tối đa giải quyết khó khăn cho đồng bào địa phương về việc làm, thu nhập. Sau ngay việc đó là hướng về cộng đồng nhằm chia sẻ gánh nặng cùng chính quyền các cấp để đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp xây dựng huyện. Quan điểm của HTX là lao động, việc làm, thu nhập nông thôn. Bởi thế 150 lao động là xã viên của HTX là bà con trong huyện, cùng 50 lao động thời vụ (nói là thời vụ nhưng việc làm quanh năm) đều là người dân tộc thiểu số miền Tây. Với đồng bào vừa tạo việc làm, vừa đào tạo nghề, vừa giúp đỡ con em họ học hành. Hướng năm 2011, HTX sẽ chọn và đỡ đầu một số con em là con của các xã viên HTX học giỏi để xem xét cấp học bổng tạo điều kiện nuôi dưỡng tài năng cho tương lai. Đồng thời, tiếp tục mở rộng phạm vi sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút thêm lao động địa phương và có đóng góp cholợi ích xã hôi, chung tay cùng các cấp ủy, chính quyền xóa đói, giảm nghèo bền vững.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cháng Kháy Sấn: Tấm gương điển hình về học tập và làm theo Bác của ngành Bảo hiểm Xã Hội
HGĐT- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại xã Thu Tà huyện Xín Mần, thấu hiểu nỗi vất vả của gia đình nên anh Cháng Kháy Sấn, dân tộc Nùng không ngừng vượt khó, vươn lên trong học tập với ước muốn mang kiến thức về phục vụ quê hương, phát triển kinh tế gia đình. Chăm chỉ học tập,Cháng Kháy Sấn vào học Quản lý của ngành Lao động TB-XH tại Hà Nội.
31/12/2010
Cậu bé mồ côi vượt khó, học giỏi
HGĐT - Vượt qua một quãng đường dài trước mắt chỉ thấy núi đá tai mèo và lưa thưa một vài nóc nhà , chúng tôi đã đến được với trường THCS Thài Phìn Tủng - xã Thài Phìn Tủng - huyện Đồng Văn. Dưới những mái trường vùng sâu như thế này số học sinh thuộc diện gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn chiếm hơn nửa tổng số học sinh trong toàn trường. Trướchoàn cảnh khó
27/11/2010
Làm “dân số” phải tận tâm
HGĐT- Đứng trước mắt tôi là người đàn ông tầm thước rất khó đoán tuổi nhưng khuôn mặt đượm màu thời gian nắng và gió. Làm cộng tác viên (CTV) dân số từ những năm 1998 - 1999 ở thôn Xá Thượng, xã Tân Lập (Bắc Quang) nơi có 62 hộ đồng bào các dân tộc sinh sống; chủ yếu là người dân tộc Dao Đỏ cho đến nay ông Lò Dùn Quấy đã trở thành “người nhà” của gần hết các hộ trong thôn.
22/12/2010
Nếu gia đình nào cũng làm được như anh Đỉnh
HGĐT- Được sự giới thiệu của lãnh đạo xã Phương Độ (TPHG), chúng tôi tìm đến gia đình anh Nguyễn Văn Đỉnh, 35 tuổi, dân tộc Tày, trú tại thôn Tha, xã Phương Độ, một gia đình nông dân chăm chỉ, biết vượt lên khó khăn để làm giàu chính đáng.
21/01/2011