Nhân ái nguyên tắc cộng sản theo tinh thần “Phê và tự phê”

08:46, 26/08/2010

HGĐT- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tự phê bình là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”(1); bởi mỗi con người đều có ưu, khuyết điểm; cán bộ cũng là người chứ không phải thần thánh...


Vì thế, tự phê bình là tự chữa bệnh cứu mình, là tự rửa mặt để xoá “vết nhọ trong óc, trong tinh thần”, làm cho cán bộ ngày càng đẹp đẽ, cao quý.


Với tinh thần ấy, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải trung thực, không nên dấu dốt, dấu khuyết điểm của mình và thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm - những căn bệnh phát sinh, lây lan trong đội ngũ cán bộ, trong bộ máy, cơ quan nhà nước như: Cá nhân chủ nghĩa, chủ quan, hẹp hòi, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo... mà biểu hiện của nó là: Không phục tùng mệnh lệnh; không tuân theo kỷ luật, hay làm theo ý mình; không dám cất nhắc người tốt, sự người ta hơn mình; ưa người ta tâng bốc, khen ngợi mình...


Đồng thời người đã nêu lên phương pháp, cách thức giáo dục, rèn luyện và sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm cho cán bộ thấm đượm tinh thần nhân đạo và nguyên tắc cộng sản: Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình. Theo Người, mục đích của phê bình như là uống thuốc, trị bệnh cứu người; “phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc”(7), chống biểu hiện lợi dụng phê bình là dịp công kích những người mình không ưa. Đặc biệt, Hồ Chí Minh nêu luận điểm quan trọng: Phê bình việc chứ không phải phê bình người, là gột rửa các vết bẩn của người. Đó là phương pháp giúp con người vượt qua cái “tôi” nhỏ nhen, vị kỷ, dẫn dắt con người thoát khỏi vũng bùn của sự thấp hèn, đó kỵ, trả thù, tiêu trừ máu hiếu thắng, tranh giành được thua; tạo điều kiện cho mỗi con người tự hoàn thiện.


Tự phê bình và phê bình thật thà, thành khẩn luôn là tiêu chuẩn đánh giá thái độ, động cơ, tư cách và đạo đức của mỗi người cán bộ. Muốn thực hiện có kết quả tự phê bình và phê bình, phải phát huy dân chủ, động viên nhân dân góp ý, phê bình cán bộ, cấp dưới góp ý, phê bình cấp trên, không chỉ có cấp trên”uốn nắn” phê bình cấp dưới. Phương pháp khéo dùng tự phê bình và phê bình của Hồ Chí Minh là cách tốt nhất để giải quyết các mối quan hệ con người xã hội. Nó giúp con người chủ động, tự tin, tin tưởng vào tổ chức và đồng chí của mình. Phương pháp đó vừa là liều thuốc chữa trị vừa là liều thuốc bổ cho con người.


Tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén của mỗi công chức trong quá trình tu dưỡng, học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng, là động lực mạnh mẽ cho sự tiến bộ của mỗi cá nhân và mỗi tổ chức cách mạng. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về” tự phê bình và phê bình” vẫn còn nguyên giá trị. 

* Hồ Chí Minh (1996),toàn tập,tập 6, NXBCTGQ, Hà Nội, tr 209.

*Hồ Chí Minh ( 1995), toàn tập, tập 5,NXBCTGQ, Hà Nội, tr 232.


NGUYỄN HỒNG - NGUYỄN GẤM (Trường Chính trị tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tấm gương lái xe tận tụy với nghề
HGĐT- Trong một lần đi công tác cơ sở cùng đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, ngồi trên xe mọi người trò chuyện râm ran từ chuyện về thời tiết, về ăn uống đến chuyện xe cộ..v.v..đúng lúc đó chợt đồng chí lãnh đạo Ban quay sang hỏi anh lái xe: Những biểu hiện sắp có sự cố của xe vừa rồi, nếu không biết sớm mà sửa để khi hỏng mới sửa thì hết bao nhiêu tiền?
30/07/2010
Đảng bộ Quân sự huyện Đồng Văn thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
HGĐT- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với thực hiện nhiệm vụ chính trị của LLVT huyện, Đảng ủy Quân sự huyện Đồng Văn, cấp ủy các chi bộ đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc.
28/07/2010
Đền ơn người có công theo Di chúc của Bác
HGĐT- Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn dân, toàn Đảng, toàn quân bản Di chúc, trong đó Người dành tình cảm đặc biệt cho những người có công với nước trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và nêu ba đối tượng chủ yếu cùng những chính sách với họ sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi.
26/07/2010
Gia đình hiếu học ở vùng biên
HGĐT- Ở thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn), ai cũng biết gia đình ông Phạm Văn Đồng, dân tộc Mông, là một gia đình hiếu học có 2 người con đều chăm ngoan, học giỏi.
23/08/2010