Nữ phóng viên người Mông – học Bác từ những điều giản dị nhất

17:56, 21/06/2010

HGĐT- “Là một phát thanh viên, phóng viên và là người dân tộc thiểu số, hiện đang giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Truyền hình Dân tộc, Thào Thị Máy là một đảng viên năng động, sáng tạo, đầy tâm huyết với nghề và là một cá nhân điển hình trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đài PT-TH Hà Giang...”. Đó là lời nhận xét chung của đồng chí Tô Tuyên, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Đài PT-TH Hà Giang khi nói với chúng tôi.


Sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Táo - xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Văn, trong một gia đình nhà nông, là chị cả của 6 người em, nên Thào Thị Máy chỉ được học hết lớp vỡ lòng ở trường Dân tộc Nội trú huyện rồi nghỉ ở nhà giúp đỡ gia đình. Mặc dù không được đến trường học nhưng chị luôn mượn sách của các bạn để về tự học, tự viết. Dù chưa một lần được gặp Bác, song qua sách, báo chị luôn suy nghĩ và tâm niệm một điều: Học tập và làm theo gương Bác không phải là một cái gì đó cao xa mà phải học và làm theo từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ có người chị là trụ cột trong gia đình nên các em của chị đã được học hành và từng bước trưởng thành. Đến năm 1992 (lúc đó chị 21 tuổi), Đài PT-TH Hà Giang thông báo tuyển phát thanh viên tiếng Mông. Chị bí mật không nói cho gia đình và tự viết đơn xin tham gia dự thi. Mặc dù không được theo học như các bạn, nhưng với hình thức, giọng đọc chuẩn chị đã trúng tuyển vào Đài PT-TH Hà Giang và làm phát thanh viên tiếng Mông tại Phòng Dân tộc.


  

 

Đến với nghề báo một cách tình cờ, ban đầu chỉ là cuộc “thử sức” ở một lĩnh vực để thỏa mãn sự tò mò, ngưỡng mộ đối với các phát thanh viên của Đài Truyền hình Việt Nam, chị luôn học hỏi các đồng nghiệp đi trước, trau dồi nghiệp vụ để không ngừng vươn lên. Điều kiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chồng chị là cán bộ điều tra hình sự công tác tại Công an tỉnh thường xuyên đi công tác xa nhà. Một nách nuôi 3 con nhỏ, song chị luôn thu xếp công việc gia đình, cơ quan một cách hợp lý, khoa học. Hàng đêm không quản mưa gió, đã tham gia học bổ túc để hoàn thành chương trình Tiểu học, rồi THCS và THPT. Năm 2002, học xong lớp 12 bổ túc văn hóa, chị được Ban Giám đốc Đài cử đi học lớp Trung cấp PT-TH ở huyện Thường Tín (Hà Nội), chị luôn miệt mài học tập và đạt kết quả cao. Năm 2004 trở về cơ quan công tác, chị lại say mê làm việc. Được sự tín nhiệm của đồng nghiệp trong cơ quan và sự tin tưởng của Ban Giám đốc, năm 2007 chị được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Truyền hình Dân tộc.

 

Phòng Truyền hình Dân tộc nơi chị công tác có 9 người, song thay phiên nhau đi học, công việc của phòng mỗi ngày có 1 chương trình phát trên sóng phát thanh 3 thứ tiếng: Mông, Dao, Tày phục vụ bà con các dân tộc thiểu số của toàn tỉnh. Mỗi chương trình 30 phút, đây là một công việc đòi hỏi sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng của mỗi thành viên trong phòng. Chị luôn cùng các đồng nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình khi phát sóng.

 

18 năm gắn bó với chương trình truyền hình dân tộc, chị đã có cơ hội đặt chân đến nhiều bản làng xa xôi trong tỉnh, am hiểu hơn về đời sống của bà con các dân tộc thiểu số. Để từ đó cho ra đời nhiều tác phẩm, nhiều phóng sự truyền hình dân tộc phát trên sóng Đài PT-TH tỉnh. Không chỉ làm tốt chức trách nhiệm vụ được giao làm quản lý phòng, chị còn là một phát thanh viên tiếng Mông, một phóng viên, một kỹ thuật viên say mê tận tâm tận lực với công việc. Chị luôn cùng với các đồng nghiệp trong phòng nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng và thường xuyên gửi các phóng sự cho chương trình VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam . Phía sau hình ảnh nữ phát thanh viên, phóng viên luôn bận rộn với công việc, chị còn là một người con dâu, người vợ, người mẹ thảo hiền, luôn chăm lo vun đắp xây dựng cuộc sống gia đình. 3 cô con gái của vợ chồng chị đã từng bước trưởng thành, một cô đang theo học nghề của mẹ tại trường Cao đẳng PT-TH Hà Nam, 2 cô đang theo học tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Nguyên.

 

Với những thành tích đã đạt được, chị đã được nhận nhiều Bằng khen của Đài Tiếng nói Việt Nam , Đài Truyền hình Việt Nam . Đặc biệt, tại cuộc thi “Bác Hồ - Người là niềm tin tất thắng” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tháng 5.2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh, chị được tỉnh chọn, cử đi tham gia dự thi và đoạt giải Ba khu vực phía Bắc. Được đi tham gia dự thi là một niềm vinh hạnh cho bản thân, song là đại diện cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên của Báo chí Hà Giang đi dự thi, bản thân chị rất lo. Song với sự tự tin và nỗ lực của mình, bài hát “Người Mông nhớ Bác Hồ” của chị đã được Ban Giám khảo Hội thi đánh giá cao.

Chị luôntự nhủ: Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” không chỉ hưởng ứng bằng những công việc được giao, quan trọng hơn mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí phải là người tổ chức, tuyên truyền vận động trong nhân dân, thể hiện việc “học tập” và “làm theo” Bác bằng chính những tác phẩm báo chí của mình để tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động.

 

Thào Thị Máy thật sự xứng đáng là một tấm gương tiêu biểu, điển hình của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Đài PT-TH tỉnh và trong báo giới Hà Giang.

 


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Suy nghĩ về những điều Bác dặn doàn viên thanh niên
HGĐT- Ngày 26.3.1966, tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài nói quan trọng. Bác đã khẳng định, khen ngợi các tấm gương anh dũng của thanh thanh, thiếu niên, nhi đồng trong cả nước. Cuối bài nói, “Bác nhấn mạnh vài ý kiến như sau:
31/05/2010
Hội nghị cán bộ chủ chốt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
HGĐT- Ngày 21.5, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Vị Xuyên, đã tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập chuyên đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; là đạo đức là văn minh cho các cán bộ chủ chốt của huyện.
26/05/2010
Vận dụng tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giảng dạy phần học Nghiệp vụ công tác đoàn thể
HGĐT- Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, thắt chặt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì
23/04/2010
Chuyển biến từ Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
HGĐT- Mấy năm gần đây, huyện Mèo Vạc đang vươn lên, trở thành điển hình trong xây dựng đời sống mới trên vùng Cao nguyên đá. Sự chuyển mình của mảnh đất này đã khẳng định tính năng động, sáng tạo, linh hoạt trong chính sách điều hành phát triển KT-XH của Đảng bộ huyện.
21/05/2010