Suy nghĩ về những điều Bác dặn doàn viên thanh niên
HGĐT- Ngày 26.3.1966, tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên lao động Việt
Thanh niên ta có cố gắng, có tiến bộ và có nhiều thành tích. Nhưng chớ vì thế mà tự cao, tự đại; phải khiêm tốn, phải luôn luôn cố gắng hơn nữa, vượt mọi khó khăn, để giành lấy thành tích nhiều hơn và to lớn hơn.
Cần phải: Nâng cao chí khí anh hùng cách mạng; nắm vững khoa học kỹ thuật; ra sức học tập và sáng tạo; thực hiện cần cù và tiết kiệm; đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ không ngừng. Cần phát triển đoàn viên hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng. Nói tóm lại, phải luôn luôn làm đúng những lời dạy bảo của Đảng.”
Những lời nhấn mạnh trên của Bác rất ngắn gọn nhưng đã chứa đựng rất nhiều vấn đề về sự cống hiến, trưởng thành của thanh niên; về giáo dục, học tập của thanh niên; xây dựng đạo đức cách mạng cho thanh niên; về xây dựng tổ chức Đoàn; về mối quan hệ giữa tổ chức Đoàn và tổ chức Đảng.
Là người luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng, Bác đã nhắc nhở thanh niên: “Nhưng chớ vì thế mà tự cao, tự đại; phải khiêm tốn...; thực hiện cần cù và tiết kiệm; đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ không ngừng”. Với Hồ Chí Minh, “khiêm tốn”luôn là một đức tính của người cách mạng cần tu dưỡng, rèn luyện; bởi vì có khiêm tốn mới luôn có chí tiến thủ, cầu tiến bộ; nếu tự cao, tự đại sẽtự cho mình là giỏi, là nhất, không cần học hỏi người khác, xa rời tập thể. Vì vậy, với thanh niên lại càng phải rèn luyện đức tính khiêm tốn. Thanh niên phải “Cần cù và tiết kiệm”. Đây là hai trong nhiều chuẩn mực đạo đức cáchmạng mà thanh niên phải rèn luyện. Trong các hộ thanh niên nghèo trên địa bàn Hà Giang hiện nay có một số nghèo do nguyên nhân lười lao động, thích ăn chơi, chi tiêu lãng phí. Theo Bác, “lười biếng là kẻ địch của dân tộc...người lười biếng là có tội lỗi với đồng bào, với Tổ quốc” . Bởi vì “..Nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác nào toàn chuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả chuyến xe”. Vì vậy, các tổ chức Đoàn, Hội phải tăng cường công tác động viên, tuyên truyền, vận động, giúp đỡ các hộ thanh niên nghèo này cần cù trong lao động và tiết kiệm trong chi tiêu; có như vậy, mới có thể thoát khỏi đói nghèo, vươn lên khá, giàu. Bài học về “đoàn kết” mà Bác dặn thanh niên chúng ta ngày càng có ý nghĩa to lớn. Hà Giang có 22 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán, đời sống văn hoá riêng, phong phú, đa dạng. Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch đã lợi dụng các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, lôi kéo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Đã có một số ít thanh niên nhẹ dạ, tin vào những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch, di cư tự do, theo đạo, học đạo trái pháp luật; gây mất ổn định chính trị xã hội, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, các tổ chức Đoàn, Hội phải tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục, giúp đỡ những thanh niên này có nhận thức và hành động đúng; không để các thế lực thù địch lợi dụng để phá hoại sự nghiệp cách mạng.
“Nâng cao chí khí anh hùng cách mạng” đối với thanh niên được Bác nói đến nhiều lần. “Chí khí anh hùng cách mạng” là ý chí bền bỉ, mạnh mẽ, quyết khắc phục mọi trở ngại để thực hiện mục đích, lý tưởng cao đẹp của Đảng, của cách mạng. Thanh niên là lực lượng chủ yếu trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo không phải dễ dàng, nhanh chóng; đó là cả một quá trình đấu tranh lâu dài, vô cùng khó khăn, gian khổ, quyết liệt. Vì vậy, thanh niên phải phải nâng cao chí khí anh hùng cách mạng thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Về học tập, Bác nhấn mạnh thanh niên phải “nắm vững khoa học kỹ thuật; ra sức học tập và sáng tạo”. Vì thanh niên là chủ tương lai của nước nhà; muốn xây dựng và bảo vệ đất nước thanh niên phải học tập và sáng tạo mới có đủ khả năng gánh vác sứ mệnh đó. Theo Bác, thanhniên phải “ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp”. Trong điều kiện tỉnh hiện nay, thanh niên còn phải học thêm quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học...
Về xây dựng Đoàn, Bác dặn “Cần phát triển đoàn viên hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng”. Sự phát triển đoàn viên ở một số lĩnh vực hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đoàn viên ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vai trò của tổ chức đoàn, của đoàn viên ở một số nơi không được khẳng định. Vì vậy, những năm vừa qua, các tổ chức Đoàn trong toàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện xây dựng chi đoàn 4 chủ động (nắm bắt tình hình; xây dựng kế hoạch công tác; thực hiện nhiệm vụ; tham mưu với cấp uỷ đảng, phối hợp với các tổ chức liên quan trong triển khai thực hiện công tác thanh niên); đối với đoàn viên, thực hiện 5 xây, 5 chống ( 5 xây là:Xây dựng chế độ học tập; xây dựng đạo đức, lối sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; xây dựng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể; xây dựng kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đoàn kết thống nhất; 5 chống là: chống chây lười; chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, sách nhiễu, vụ lợi; chống thiếu trách nhiệm cá nhân, tập thể; chống vi phạm kỷ luật, kỷ cương; chống chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ).
Trong mối quan hệ với tổ chức Đảng, Bác dặn: “phải luôn luôn làm đúng những lời dạy bảo của Đảng”. Chỉ bằng một câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, Bác đã đề cập đến một cách toàn diện các vấn đề trong mối quan hệ giữa tổ chức Đoàn và tổ chức Đảng. Điều 44, Điều lệ Đảng được Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X thông qua, qui định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh...Cấp uỷ Đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ”. Cùng với chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, nghị quyết của Đảng, các tổ chức Đoàn còn phải tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ Đoàn tham gia xây dựng Đảng. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để thanh niên có môi trường rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; qua đó, phát hiện các nhân tố tích cực để giới thiệu cho các tổ chức Đảng bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng. Đổi mới phương pháp, cách làm để các tổ chức Đoàn, Đoàn viên, Thanh niên thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ góp ý xây dựng Đảng.
Bài nói của Bác cách đây trên 44 năm đã và đang được thanh niên, các tổ chức đoàn tỉnh Hà Giang ghi nhớ, tiếp tục thực hiện tốt những vấn đề mà Bác nêu ra, chính là hành động thiết thực để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ý kiến bạn đọc