Đảng nuôi nấng, giáo dục tôi trong từng bước trưởng thành

16:48, 27/01/2010

HGĐT- Được sự giới thiệu của Phòng Lao động - TBXH thị xã Hà Giang và UBND phường Quang Trung, tôi tìm đến trang trại trồng rừng của một lão thành cách mạng. Cách đầu cầu Gạc Đì (đường vào Phom Phem) khoảng 200m, sát bờ sông bên phải là rặng tre rợp bóng, bên trái là rừng cây lấy gỗ đang trong thời kỳ khai thác. ẩn dưới tán cây xum xuê đó là căn nhà mộc mạc của chủ rừng - Bác Phan Văn Khuyên (Phan Khuyên), Đại tá, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tuyên (Giai đoạn1975 - 1986).


 

 Bác Phan Khuyên bên rừng cây của mình.


Năm nay bác Phan Khuyên đã 85 tuổi, tráng kiện và minh mẫn. Qua câu chuyện với chúng tôi, hồi ức về một thời gian khó mà hào hùng hiện ra như những thước phim sống động về cuộc đời binh nghiệp của bác Khuyên. Ngày ấy, ngày 15.11.1944 bác thoát ly gia đình tham gia hoạt động cách mạng, đến 22.2.1945 vào bộ đội. Được sự giác ngộ, kèm cặp của cấp ủy đơn vị cùng với những nỗ lực phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện của bản thân, bác được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng vào ngày 2.1.1948. Bác Khuyên kể: “Trước khi được vào Đảng, tôi và những đồng đội được các đồng chí cấp ủy, đảng viên tuyên truyền, giáo dục: Chúng ta là những người con của nhân dân, sống để hi sinh, phục vụ nhân dân. Bác Hồ của chúng ta là người sáng lập ra Đảng, là ủy viên Thường vụ Quốc tế Cộng sản Đảng. Đảng là tổ chức lãnh đạo cao nhất, mọi tổ chức khác đều chịu sự lãnh đạo của Đảng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp của mình. Chúng ta, những người làm cách mạng phải coi Tổ quốc là trên hết, trung thành với Đảng, chiến đấu dũng cảm, không nề hà khó khăn, gian khổ...”. Thấm nhuần tư tưởng đó, sau khi được kết nạp, bác luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hết mình vượt qua mọi thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bác nghĩ, nhiệm vụ của mình là Đảng giao, hoàn thành nhiện vụ đó cũng chính là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Trong ánh mắt của người cựu binh ánh lên niềm vinh dự, tự hào khi kể: “Tôi không thể quên được ngày ấy, trong ngôi chùa thôn Nguồn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, đồng chí Bí thư Chi bộ, Trung đội trưởng, Chính trị viên, 1 đồng chí đảng viên tại địa phương tổ chức Lễ kết nạp tôi vào Đảng. Đấy là ngày 2.1.1948. Dưới lá cờ Đảng, lời thề từ trái tim: Vì Tổ quốc, vì Đảng, vì nhân dân... vẫn vang lên trong tôi đến tận bây giờ và mãi mãi.”


Trưởng thành từ chiến sỹ, đảm nhiệm các cương vị chỉ huy từ Tiểu đội trưởng đến Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng; tham gia các chiến dịch: Cao - Bắc - Lạng, phá Tề tại Bắc Giang năm 1952; năm 1953 tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ, trực tiếp đánh địch tại đồi C1, Hồng Cúm, Mường Thanh. Đến năm 1954 giải phóng miền Bắc, bác Khuyên có mặt trong đoàn quân Anh hùng về tiếp quản Thủ đô. Đến năm 1960 về Công an vũ trang Hà Giang trực tiếp lãnh đạo chỉ huy, tiễu phỉ, bảo vệ biên giới, tổ chức các lực lượng chi viện cho miền Nam đánh Mỹ... Cả một chặng đường dài chiến đấu, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, được tôi luyện trong môi trường cam go, khốc liệt, người chiến sỹ ấy chưa khi nào khuất phục trước mọi khó khăn, nguy hiểm. “Trong quân đội, Đảng luôn sát sao, cụ thể trong việc đề ra chủ trương, đường lối, phương hướng chiến đấu, hành quân, dự kiến các tình huống khó khăn trong các chiến dịch... đưa quân đội từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ kháng chiến này đến kháng chiến khác, quân đội ngày càng chính quy, hiện đại. Sự lớn mạnh của quân đội ta khẳng định sự vững mạnh của Đảng ta và đó cũng là sự hạnh phúc của nhân dân ta.” Bác Khuyên khẳng định.


Về nghỉ hưu năm 1988, sau 43 năm cống hiến trong lực lượng vũ trang, hoàn thành sứ mệnh của người chiến sỹ, trở về với đời thường, người cựu binh năm xưa tiếp tục chiến đấu trên mặt trận kinh tế: Chúng ta (Đảng ta, Quân đội ta, nhân dân ta) đã thắng giặc ngoại xâm, chiến đấu kiên cường với các thế lực thù địch, hòa bình rồi, chúng ta phải làm gì để phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội. Và ta phải làm gì? Từ những suy nghĩ đó, bác Khuyên đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đến nay, hơn 1 ha rừng bác trồng từ năm 1990 đã cho khai thác. “Đó là tài sản rất quý được làm ra bằng chính từ bàn tay, khối óc mình, nhưng đó không phải tài sản lớn nhất - tài sản vô giá của tôi”.


Và bác Khuyên đã cho chúng tôi xem tài sản vô giá của bác. Đó là những tấm Huy chương Chiến sỹ vẻ vang do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng trao tặng, đó là những tấm Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Quân công hạng Nhất; Huân chương Chiến thắng hạng Ba; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huy chương vì sự nghiệp xây dựng Hà Giang; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng...và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác do Đảng và Nhà nước trao tặng. “Thành tích của tôi được Đảng, Chính phủ ghi nhận, đấy chính là công lao to lớn của Đảng đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi trong từng bước trưởng thành, từng bước cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân. Những tấm Huân, Huy chương đó đối với tôi là vô giá vì công ơn của Đảng đối với tôi là vô giá”. “Trên con đường đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa,Đảng ta luôn sáng suốt lựa chọn con đường đi to lớn nhất, đẹp đẽ nhất cho dân tộc Việt Nam”. Đó là lời tâm sự của bác Phan Văn Khuyên với chúng tôi trước khi chia tay.


An Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chị Vân dân số
HGĐT- Tôi gặp Sùng Thị Vân, người con của dân tộc Mông khi chị vừa được vinh dự đại diện cho hàng nghìn phụ nữ huyện Hoàng Su Phì đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ I. Mang trên mình bộ trang phục đặc trưng của dân tộc đi dự ngày hội lớn, với nét mặt rạng ngời, chị khiêm tốn nói: Thành tích của mình chưa có gì nổi bật, những việc mình làm xuất phát
23/12/2009
CTV dân số Hoàng Thị Mơ năng động, nhiệt tình trong công việc được giao
HGĐT- Qua lời giới thiệu của đồng chí Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Bắc Quang về tấm gương người dân tộc Hoa không những chịu khó trong lao động sản xuất, trở thành hộ khá, giầu của thôn mà còn là một CTV dân số năng động, nhiệt tình trong công việc, chúng tôi quyết định đến tìm gặp. Đó là chị Hoàng Thị Mơ, sinh năm 1956, CTV dân số thôn Tân Thành, Thị trấn Vĩnh
23/12/2009
Một phụ nữ điển hình trong cuộc vận động
HGĐT- Được sự giới thiệu của lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, chúng tôi đã đến gặp chị Xin Thị Vẽ, 47 tuổi, dân tộc Nùng, Chủ tịch Hội LHPN xã Cốc Rế, huyện Xín Mần - một tấm gương phụ nữ điển hình trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
22/12/2009
Xã Vần Chải quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH và Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
HGĐT- Với đặc thù là một xã vùng III, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa nhận thức của nhân dân, đồng bào hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn trở ngại, Đảng bộ, nhân dân xã Vần Chải (Đồng Văn) đã và đang nỗ lực hết mình trong xây dựng, phát triển kinh tế địa phương; thi đua lập thành tích kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập
22/01/2010