Người phụ nữ vượt lên số phận

16:49, 28/08/2009

HGĐT- Xuất phát từ trung tâm xã Mậu Duệ (Yên Minh), vượt qua chặng đường đồi núi dốc mất gần 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nhà bà Lầu Thị Súa, 50 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Kéo Hẻn, xã Mậu Duệ. Bà là người tàn tật bị cụt 2 chân và một tay, nhưng với nghị lực vươn lên số phận, vượt qua mọi khó khăn xây dựng gia đình hạnh phúc.


Sinh ra và lớn lên tại xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, năm 4 tuổi bà Súa bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, đôi chân và cánh tay trái của bà bị teo dần, rồi rụng hẳn. Từ đó các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày đè nặng lên cánh tay phải. Cánh tay phải vừa làm chức năng của đôi tay, vừa thay đôi chân để đẩy người đi lại. Với một người bình thường, lựa chọn công việc để nuôi sống bản thân và gia đình đã khó, với mức tàn tật như bà Súa thì lại càng khó hơn. Nhưng với nghị lực tự vươn lên, chiến thắng bệnh tật, bà đã tìm cho mình một công việc phù hợp để tự nuôi sống mình và góp phần giúp đỡ gia đình có thêm thu nhập. Năm 28 tuổi bà Súa đã quyết tâm theo học nghề may và vận động gia đình mua máy khâu để hành nghề may mặc. Thời gian đầu bố, mẹ của bà không tin nổi người con gái tàn tật như thế này lại làm được nghề may, nhưng bằng nỗ lực và việc làm cụ thể bà đã chứng minh cho mọi người thấy bà “tàn nhưng không phế”. Từ đây bà đã gắn bó với nghề may mặc, chủ yếu là may trang phục của phụ nữ dân tộc người Mông. Năm 1989 khi vừa tròn 30 tuổi bà đã theo gia đình về định cư tại xã Mậu Duệ, nơi đây có chợ nông thôn đã tạo điều kiện cho bà phát triển hơn với nghề may mặc của mình. Vừa nhận hàng may mặc tại nhà, vừa bán hàng tại chợ. Cứ mỗi tuần một phiên bà lại vượt qua đoạn đường đầy khó khăn vất vả từ nhà đến chợ bán hàng và nhận thêm hàng để lấy việc làm cho tuần tiếp theo, niềm vui thêm nhân đôi càng khuyến khích bà hăng say trong lao động quên đi những tật nguyền của bản thân. Năm 32 tuổi bà đã xây dựng gia đình, cũng như bao người phụ nữ bà mong ước được làm vợ, làm mẹ, thiên chức của người phụ nữ trong cuộc sống đời thường. Nhưng số phận thật nghiệt ngã, sau 9 năm chung sống, cơn sốt rét đã cướp đi sinh mạng của người chồng, chỗ dựa cả cuộc đời, đẩy bà vào hoàn cảnh độc thân. Đến năm 2006 bà đã bước đi bước nữa, theo chồng về thôn Kéo Hẻn - xã Mậu Duệ, với biết bao khó khăn trong cuộc sống, vừa nuôi bản thân, vừa phải gánh vác công việc nhà chồng, nuôi 3 người con riêng của chồng do mẹ chúng mất sớm. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tháng 11.2002, bà được hưởng chế độ chợ cấp 20kg gạo/tháng, từ tháng 1.2007, được hưởng chế độ 160.000đ, theo nghị định 67 của Thủ tướng Chính phủ, cùng với diện tích trồng ngô và chăn nuôi bò, lợn, nhưng cuộc sống gia đình vẫn thường xuyên phải lo ăn từng bữa. Không cam chịu đói nghèo, bà Súa đã rèn luyện để tự phục vụ cho bản thân, đồng thời tìm tòi học hỏi thêm về nghề thợ may và buôn bán tại chợ, để nuôi sống chính mình, phụ giúp gia đình có thêm thu nhập. Đến nay bà vẫn nhận hàng may trang phục phụ nữ người dân tộc mình và đem bán tại chợ trung tâm xã Mậu Duệ, trung bình mỗi ngày may được 3 chiếc quần hoặc áo, thu nhập được 15.000đ. Bằng nghị lực của bản thân, bà Súa đã vượt lên khó khăn, miệt mài lao động, nuôi dạy các con khôn lớn, xây dựng hạnh phúc gia đình, làm gương cho con cái học tập và làm theo.


Mong muốn của bà Súa bây giờ là được Cấp uỷ, Chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ gia đình có một mảnh đất và ngôi nhà nhỏ ở vị trí gần chợ trung tâm xã Mậu Duệ, tạo điều kiện cho bà có địa điểm trưng bày và bán các mặt hàng do mình làm ra, không phải đi lại mỗi khi xuống chợ, đồng thời từng bước chuyển sang buôn bán khi tuổi đã về già, sức khoẻ yếu dần theo năm tháng.


Cảm thông, chia sẻ những khó khăn và đánh giá cao nghị lực vươn lên trong cuộc sống, các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Minh và xã Mậu Duệ đã động viên Bà Lầu Thị Súa hãy vượt qua khó khăn, tiếp tục lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình; quan tâm chăm lo, tạo điều kiện cho các cháu được đến trường. Đồng thời hứa sẽ tiến hành rà soát quỹ đất và có kế hoạch giúp đỡ bà Lầu Thị Súa vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.


Khánh Toàn - Văn Bính

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả thực hiện cuộc vận động ở Đảng bộ xã Trung Thành
HGĐT- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Bộ Chính trị chính thức phát động từ cuối năm 2006 đến nay, giờ đã thực sự trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trên khắp cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng.
31/07/2009
Hội viên nông dân Hầu Sía Pó huyện Đồng Văn tích cực phát triển kinh tế gia đình
HGĐT- Ông Hầu Sía Pó, 45 tuổi, là hội viên Hội Nông dân thôn Sì Phài, thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn), là một trong những hội viên gương mẫu, đi đầu trong việc phát triển kinh tế gia đình của thôn.
31/07/2009
Người làm kinh tế giỏi ở xã Đường Thượng
HGĐT- Đó là anh Lù Văn De, người dân tộc Mông, năm nay 40 tuổi, nhà ở thôn Sảng Pả 1, xã Đường Thượng (Yên Minh). Nhìn cơ ngơi khang trang cũng như nghe anh nói về quá trình phát triển kinh tế của gia đình, có thể khẳng định anh là người vừa chịu khó, vừa làm kinh tế giỏi.
29/07/2009
“Sống và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại”
HGĐT- Đó là những tâm sự rất chân tình của Thượng tá Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ nhiệm chính trị, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh. Anh là một trong những gương điển hình trong phong trào “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
28/07/2009