Một thương binh làm kinh tế giỏi và có tấm lòng nhân ái

17:07, 24/07/2009

HGĐT- Đó là thương binh 4/4 Hoàng Tựt, trú tại thôn Quyền, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình. ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn có một tấm lòng nhân ái. Nhập ngũ tháng 3 năm 1959 thuộc lực lượng Công an vũ trang Hà Tuyên, nay là Bộ đội Biên phòng.


 

 Ông Hoàng Văn Tựt chăm sóc đàn gia cầm.


Cuối năm 1960, ông được cử đi học tại trường Công binh ở Hà Đông (thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay là quận Hà Đông, Hà Nội), rồi sang công tác tại Nước Lào. Năm 1962 trở về nước, ông tiếp tục được đơn vị cử đi học trường Sỹ quan Công an vũ trang tại Sơn Tây (tỉnh Hà Tây cũ). Tháng 6 năm 1965 ra trường và trở lại Hà Giang công tác. Đầu năm 1979, ông xung phong lên công tác tại Đồn Biên phòng Săm Pun (Mèo Vạc) và bị thương... Tháng 11 năm 1990, ông được về nghỉ hưu tại quê nhà thôn Quyền, xã Xuân Giang, huyện Bắc Quang (nay là huyện Quang Bình). Trở lại với cuộc sống đời thường với bộn bề khó khăn thử thách đã đặt ông vào một cuộc chiến đấu mới: Cuộc chiến chống đói nghèo, mặc dù khi đó ông đã ở vào tuổi ngoài 50. Song ý chí và nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ năm xưa trong ông vẫn còn rất mạnh mẽ. Mặc dù đã về nghỉ hưu song ông vẫn được cấp ủy, chính quyền xã bầu làm Chủ tịch Hội CCB của xã từ năm 1991 cho đến năm 2004 và từ năm 2005 đến nay, ông là Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc Dioxin của huyện Quang Bình. Ngoài công việc của địa phương ra, ông luôn động viên vợ, con cùng các cháu trong gia đình đẩy mạnh phát triển kinh tế VACR để có thêm thu nhập.


Ông Tựt kể, năm 1990, mảnh vườn quanh nhà ông chỉ có vài ba cây ăn trái, còn ruộng thì chủ yếu là một vụ nên cuộc sống của gia đình nhiều lúc lâm vào tình thế bế tắc. Song ông nghĩ: “Chẳng lẽ trong chiến tranh mình không chịu thua thằng giặc mà thời bình, lại thua cái đói nghèo?”. Vậy là ông quyết định cùng vợ con bắt tay vào cải tạo mảnh vườn của gia đình để trồng cam, vải, nhãn và hồng không hạt. Với kinh nghiệm, kiến thức được học qua báo, đài… ông sửa ao thả cá, chăn nuôi gà, vịt... với phương châm lấy ngắn nuôi dài, trong vườn lúc nhà ông cũng có cả trăm con gà, vịt và nuôi trâu, lợn… Ông cho biết, những năm trước, mỗi năm gia đình ông thu hoạch được từ 2 - 3 tấn cam, nhưng vài năm trở lại đây, cây cam dần bị thoái hóa nên giờ chỉ còn khoảng 500 - 600 cây ăn quả gồm hồng, vải, nhãn. Ngoài 8 ha vườn rừng, trên 1ha vườn keo 4 năm tuổi, mỗi năm gia đình ông có thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng từ vườn cây ăn quả, trồng ngô, lúa, chăn nuôi lợn, làm máy xay sát, máy tuốt lúa và máy cầy bừa... Từ 1 người lính chỉ có hành trang là chiếc ba lô, ông Tựt đã cùng vợ con đã đẩy lùi đói nghèo, đem ấm no về cho gia đình. Hiện gia đình ông là một trong 6 hộ thuộc diện khá giả của xã Xuân Giang và được đi dự, báo cáo điển hình làm kinh tế giỏi của HCB tỉnh. Khi gia đình đã có chút kinh tế, ông và gia đình luôn dành tình cảm và luôn tạo điều kiện giúp đỡ những gia đình nghèo trong thôn như vài cân thóc giống, đôi gà giống hoặc cho vay tiền không lấy lãi... Với tình cảm và tấm lòng thương người như thể thương thân, trong một lần ông được đi dự Ngày Gia đình Việt Nam tại tỉnh năm 2003 và được đến thăm Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Nhìn hoàn cảnh các cháu bé mồ côi ở đây, ông nảy sinh ý định xin một cháu bé về nuôi để phần nào đỡ gánh nặng cho cho xã hội... và điều quan trọng hơn cả là để sau này khi lớn lên, các cháu sẽ có được một gia đình, một tổ ấm và có nơi đi về như bao cuộc đời khác... Vậy là khi về đến nhà, ông đã đem chuyện bàn với gia đình và được vợ con ông đồng ý. Sau khoảng thời gian gần một tháng, ông và gia đình trở lại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh xin làm thủ tục để nhận một cháu gái về nuôi... và cháu Trần Thị Sáu mồ côi cả cha lẫn mẹ đã may mắn được ông và gia đình nhận về nuôi. Khi đó cháu Sáu mới đang học lớp 5 và hiện nay cháu đang là học sinh lớp 10 của trường PTTH xã Xuân Giang... Ông Tựt cho biết,giờ đây cháu Sáu không chỉ được sống trong sự đùm bọc của gia đình ông mà của cả bà con trong thôn xóm cũng như cộng đồng xã hội. Cháu đã nguôi dần đi sự cô đơn, mặc cảm và dần hòa đồng vào cuộc sống, chă, chỉ lao động và học tập... Chia tay ông khi mặt trời đã đứng bóng, cùng với cái bắt tay và lời hẹn gặp lại, tôi hiểu ông đang rất vui về những gì ông đã và đang làm cho mình, cho gia đình và xã hội...


Đức Tùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người Trưởng nhóm tiết kiệm tín dụng năng động
HGĐT - Dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt dễ nhìn và một giọng nói rất dễ thuyết phục người nghe, chị Phàn Thị Danh, năm nay 33 tuổi, được chị em thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành (Quang Bình) đặt cho cái tên “người của bản”. Sở dĩ trở thành “người của bản” bởi chị đã từng lăn lộn với chị em nghèo không kể ngày đêm, mưa nắng.
26/06/2009
Thương binh Chẳng Bình Dương làm kinh tế giỏi
HGĐT- Trong một lần đến công tác tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tôi được các anh lãnh đạo Đảng ủy xã Yên Hà giới thiệu và đưa đến thăm gia đình anh thương binh hạng 2/4 Chẳng Bình Dương. Hiện gia đình anh sinh sống tại thôn Tâm Tràng, xã Yên Hà.
24/07/2009
Anh chiêu làm công tác dân số
HGĐT- Liên tục từ năm 2003 đến nay, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) không có người sinh con thứ 3. Đóng vai trò quan trọng trong công tác này là anh Lý Văn Chiêu, 28 tuổi, là cán bộ chuyên trách về dân số của xã Thông Nguyên từ 3 năm nay.
24/07/2009
Tỉnh đoàn triển khai cuộc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 9 khóa X
HGĐT- Sáng 23.6, tại hội trường cơ quan Tỉnh Đoàn đã diễn ra Hội nghị Triển khai học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết trung ương 9 (khoá X). Tham dự có các đồng chí là đảng viên, cán bộ công nhân viên chức của Tỉnh đoàn.
24/06/2009