Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Quý vượt khó làm giàu

08:29, 20/06/2009

HGĐT- Theo giới thiệu của Hội CCB thị trấn Việt Quang (Bắc Quang), chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất tăm mành của gia đình anh Nguyễn Ngọc Quý, sinh năm 1960 tại thôn Tân Thành -thị trấn Việt Quang, một hội viên CCB vượt khó làm kinh tế giỏi.


Năm 1982, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh Quý hăng hái lên đường nhập ngũ, làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc. Đến năm 1987, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, anh xuất ngũ trở về địa phương và tham gia vào Chi hội CCB của thôn Tân Thành. Về với đời thường, cuộc sống của gia đình anh gặp không ít khó khăn, nhưng với phẩm chất Anh Bộ đội Cụ Hồ, được rèn luyện trong quân ngũ, anh đã không chịu khuất phục trước những khó khăn, vượt qua cái nghèo bằng cách đi tìm hiểu, tham quan các mô hình kinh tế, học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương ở các vùng lân cận. Nhận thấy việc mở xưởng sản xuất tăm mành làm từ thân cây nứa là thuận lợi, thích hợp, tạo thu nhập cho gia đình, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, đầu ra sản phẩm khá ổn định, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nhàn, tháng 10.2008 anh mạnh dạn mở xưởng sản xuất tăm mành. Ngoài nguồn vốn tích luỹ của gia đình, anh vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng phân xưởngrộng 4.000m2 với trang thiết bị gồm máy cắt,máy tuốt vàmáy đánh bóng sản phẩm, tổng nguồn vốn hơn 500 triệu đồng.


Xưởng sản xuất tăm mành của anh Quý thu hút một lượng lớn lao động nhàn rỗi trong vùng.Giải quyết việc làm ổn định cho 40 lao động trực tiếp với mức lương bìnhquân 1,5 triệu đồng/người/tháng. Với đặc thù của công việc sơ chế tăm mành, xưởng chế biến của anh còn tạo điều kiện cho các em học sinh mang sản phẩm tăm mành về phân loại để tăng thêm thu nhập.


Sau gần một năm đi vào hoạt động, mỗi ngày xưởng của anh Quý thu mua trên 2 tấn nguyên liệu sợi dài từ người dân, nguồn nguyên liệu chủ yếu được khai thác ở những vùng như Quang Minh, các xã lân cận của huyện Quang Bình, Chiêm Hoá. không chỉ dừng lại ở sản xuất tăm mành, anh Quý còn dự định mở thêm xưởng chế biến chè trên diện tích đất được giao, tạo thành khu liên hợp sản xuất nhằm giải quyết việc làm cho lao động và bao tiêu sản phẩm chè tươi cho bà con trong vùng.


Không những làm kinh tế giỏi, anh Quý còn là mộthội viên CCB gương mẫu luôn tham gia các hoạt động của hội, của thôn, giúp đỡ và tạo việc làm cho các hội viên trong Hội CCB thị trấn. Cơ sở sản xuất của anh đã được nhiều người biết đến, được Hội CCB các huyện, thị trong tỉnh tới tham quan, học tập và làm theo.


Lan Hương (Đài TT-TH Bắc Quang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Làm giàu nhờ nuôi vỗ béo bò
Ông Vừ Chúng Dình ở thôn Nà Hán, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh là người dân tộc Mông đầy nghị lực vượt khó vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi vỗ béo bò. Ông kể rằng: Trước đây nhà mình nghèo lắm, quanh năm tối ngày trên nương rẫy, quần quật vật lộn với cái nắng, cái mưa mà vẫn không đủ ăn.
29/05/2009
Một cán bộ xã gương mẫu làm giàu
HGĐT- Anh Đặng Văn Chung, cán bộ Văn phòng xã Cao Bồ (Vị Xuyên) là một cán bộ xã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời luôn chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Anh là một tấm gương tốt cho bà con trong xã học tập.
27/05/2009
Đảng bộ Huyện Quang Bình: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
HGĐT- Thực hiện Chỉ thị số 06 - CT/TW, ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chýnh trị; Kế hoạch số 19 - KH/TU, ngày 30 tháng 01 năm 2007 của BTV Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy V/v tổ chức triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
25/05/2009
Chuyện về người trưởng thôn chưa biết chữ
HGĐT- Thôn Kẹp B, xã Minh Sơn (Bắc Mê) vùng đất thanh bình, hiền hoà như chính bản chất chân thật, mến khách của bà con nơi đây. Cũng chính trên mảnh đất này, đã đào tạo ra Trưởng thôn Thào Chờ Sáu, dù chưa biết chữ nhưng con người anh luôn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc được giao và bất cứ ai, khi tiếp xúc với anh đều có một cảm giác khâm phục, kính nể...
25/05/2009