Người làm giàu từ đôi tay vàng và trí sáng tạo

16:46, 27/10/2008

HGĐT- Có thể nói Hoàng Hữu Thăng là người có đôi tay vàng và óc sáng tạo vào loại bậc nhất mà tôi đã từng gặp trong lĩnh vực gia công cơ khí, bởi trong vòng 10 năm trở lại đây, anh đã cung cấp cho thị trường trong tỉnh hàng ngàn máy sao, sấy, vò, sang chè mi ni.


 
 Chủ nhiệm HTX Thăng Long Hoàng Hữu Thăng bên cạnh những máy chế biến chè do anh sản xuất và cải tiến kỹ thuật.

Các loại máy do anh chế tạo, sản xuất giờ đây không những đang được đông đảo những người làm chè trong tỉnh sử dụng mà còn được nhiều khách hàng các tỉnh lân cận tìm đến đặt mua. Và hiện tại, HTX Thăng Long ở xã Hùng An (Bắc Quang) đang đứng đầu trong tỉnh về sản xuất, gia công cải tiến máy cơ khí.


Vẫn với dáng vẻ có phần trông hơi lam lũ nhưng rất thông minh mà tôi được biết đến hơn 10 năm về trước, anh Thăng dẫn tôi đi thăm khu xưởng chuyên sản xuất, cải tiến các loại máy móc phục vụ cho chế biến chè. Trong hàng loạt những âm thanh gò, hàn, tiếng máy chạy… tôi vẫn nghe rõ và nhìn theo hướng tay anh vừa chỉ vừa giới thiệu và được biết, trong số các loại máy hiện có ở xưởng thì có đến 2/3số máy là do anh tự thiết kế, chế tạo như: Máy cắt tôn, máy cuốn ống, máy xào lăn, máy tạo hình… đặc biệt có loại máy mới do anh cải tiến kỹ thuật hiện rất đang được nhiều người ưa chuộng và có giá thành rẻ bằng nửa tiền so với máy Trung Quốc, loại máy này vừa cho ra sản phẩm chè săn, cánh đẹp lại còn giảm được một người công nhân đứng máy bón chè.


Rời khu vực sản xuất, tiếp tôi trong căn nhà 2 tầng khang trang anh kể: Tháng 10.2002, HTX Thăng Long được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, anh mạnh dạn vay 100 triệu đồng với lãi suất được Nhà nước hỗ trợ trong 3 năm theo quy định, cùng với tài sản vài chục triệu đồng mà anh đã tích lũy được trong những năm qua và một số máy móc cũ kỹ đã được dùng từ năm 1998, anh quyết định tập trung đầu tư vào các lĩnh vực: Gia công cơ khí thiết bị ô tô, sản xuất máy sao, sấy, vò, sang chè mi ni, đặc biệt là loại máy chế biến chè mi ni bởi anh nhận định, xu hướng sản xuất, chế biến chè đã và sẽ là động lực chủ yếu giúp người trồng chè trong tỉnh phát triển kinh tế, tăng thu nhập gia đình. Và khi bắt tay vào lĩnh vực này, cũng đã có rất nhiều người nghi ngại về khả năng của anh, bởi anh chưa được học qua bất kỳ một trường lớp đào tạo chính quy nào về cơ khí, mà chỉ học mót mỗi nghề gò từ ông Cậu trong gia đình và tự nghiên cứu mày mò qua sách, báo... Vậy mà những chiếc máy chế biến chè của anh đều thể hiện rõ chất kỹ thuật và trí sáng tạo. Có lẽ từ cuộc sống vất vả lam lũ từ thời còn bao cấp buộc anh phải tham gia vào khá nhiều nghề để kiếm sống, nhất là những công việc liên quan đến máy móc, cơ khí nên đã cho anh những kinh nghiệm và cũng từ các nghề ấy đã giúp anh ngày hôm nay thành công. Từ khả năng nhận định thị trường, mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm, trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn từ 2005-2007, anh đã cung cấp cho thị trường hàng ngàn máy chế biến chè, thu về một khoản lợi nhuận và đóng góp nhuận đáng kể cho địa phương. Từ việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín lớn trên thị trường, đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người lao động và xã viên HTX có thu nhập ổn định từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng.


Khi hỏi anh về cải tiến kỹ thuật anh đã học ở đâu, anh nhìn tôi với vẻ mặt ngạc nhiên và nói: Không học ở đâu, làm gì có ở đâu dạy mà học, tất cả chỉ tự nghiên cứu, mày mò theo nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, đồng thời tất cả các loại máy khi mới được gia công, sản xuất hoặc cải tiến kỹ thuật, đều được mang đến tận nơi đầu tư cho các hộ gia đình lắp đặt, chạy thử đến khi làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, khi đó mới lấy tiền và về sản xuất đại trà. Các loại máy móc của anh đến nay đều đã được đăng ký bản quyền và có thương hiệu được nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, đặc biệt năm 2007, anh là một trong 4 HTX được đi dự Hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc tại Hà Nội.


Suốt hơn 10 năm miệt mài, tỉ mẩn với những chi tiết máy và trở thành Chủ nhiệm HTX Thăng Long năm 2002, từ chỗ chỉ sản xuất loại máy chế biến được 5 tạ chè búp tươi /ngày thì nay đã có loại máy sản xuất được 5 tấn/ngày. Từ chỗ tài sản không có gí đáng kể, đến nay anh đã có khối tài sản cả chục tỷ đồng, riêng những máy móc đang nằm trong khu nhà xưởng cũng chiếm đến tiền tỷ. Từ khu nhà xưởng 600 mét vuông, nay cũng đã đượcmở rộng lên 1.200 mét vuông, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao… Tuy nhiên anh cũng cho biết: Cái khó nhất của HTX hiện nay vẫn là đầu ra cho các sản phẩm, bởi mọi sản phẩm của HTX làm ra đều tự một tay anh tìm đối tác mà chưa có được nơi nào bao tiêu.


Anh tâm sự: Đến nay HTX đã có đủ năng lực về tài chính cũng như kinh nghiệm, trong thời gian tới, ngoài việc HTX tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh như: Tham gia các công trình xây dựng, xây dựng thủy lợi, mở nhà máy cán thép và mong muốn được tiếp cận với các chương trình, dự án lớn hơn để có cơ hội đóng góp công sức, trí tuệ của mình xây dựng HTX ngày càng lớn mạnh bởi đây đều là những lĩnh vực rất thuận lợi đối với HTX do đã có nhiều năm kinh nghiệm, có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và đầy đủ máy móc để tham gia thi công sản xuất ngay tại công trường, giảm thiểu được chi phí và đem lại chất lượng, hiệu quả kinh tế cho những công trình.

Sau cái bắt tay thật chặt, tôi tạm chia tay gia đình anh và chúc cho anh, cho HTX Thăng Long ngày càng phát triển, được tham gia thử sức mình trên những lĩnh vực mới và có nhiều hơn nữa những đóng góp cho quê hương, nơi đã nuôi anh khôn lớn trưởng thành.


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Góp phần giúp địa phương vững mạnh
HGĐT- Xuất phát từ thực tế địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, Quốc phòng- an ninh khu vực biên giới; Thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tư lệnh BĐBP và Tỉnh uỷ Hà Giang về “Tăng cường cán bộ xây dựng cơ sở xã phát triển toàn diện, xoá đói giảm nghèo”, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đã tổ chức lựa chọn các sỹ quan biên phòng
29/09/2008
Mãi mang trong mình ý chí, nghị lực “Bộ đội cụ Hồ”
HGĐT- Được sự giới thiệu của Hội Cựu chiến binh huyện Vị Xuyên, chúng tôi đến thăm gia đình bác Lục Văn Viện, thương binh hạng 1/4, ở tổ 12, thị trấn Vị Xuyên. Bác Viện là một trong những tấm gương về nghị lực,vượt khó vươn lên trong cuộc sống cũng như tham gia nhiệt tình các hoạt động ở khu phố.
29/09/2008
Một nông dân trên cao nguyên đá làm giàu từ nguồn vốn vay
HGĐT- Chúng tôi đến thôn Đồng Tâm, xã Đồng Văn (huyện Đồng Văn) được mọi người giới thiệu về tấm gương một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ nguồn vốn vay Ngân hàng No - PTNT. Anh tên là Đường Văn Phình, năm nay ngoài 30 tuổi, là Bí thư Chi đoàn, ngoài có tàiphát triển kinh tế gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 11 nông dân trong xóm và việc làm theo
26/09/2008
Nông dân Nguyễn Hùng Quân với bước đi táo bạo về cây Dó Trầm
HGĐT- Đến thôn Muộng, xã Liên Hiệp (Bắc Quang), hỏi về anh Nguyễn Hùng Quân hầu như ai trong thôn cũng biết đến anh không chỉ là một nông dân cần cù, chịu khó mà còn là ông chủ của một loại cây trồng mới vừa quý, vừa hiếm đang được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, đó là cây Dó Trầm.
24/10/2008