Gương sáng một người lính

16:45, 22/09/2008

HGĐT- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã vinh dự được tặng nhiều danh hiệu vẻ vang: Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất… Trở về cuộc sống đời thường với thương tật hạng 1/4, ông lại được nhiều người kính nể với tài làm kinh tế, được nhận 2 Bằng khen về vượt khó đi lên của Bộ LĐTB – XH và 1 Bằng khen của tỉnh, được dự Hội nghị những người làm tốt công tác đền ơn - đáp nghĩa và đi báo cáo thành tích về mô hình trang trại kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua. Đó là ông Vũ Duy Chức, trú tại khu phố 3, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang.


Đến thăm gia đình ông vào một ngày chớm thu, phải mất khá nhiều thời gian hẹn mới gặp được ông ở nhà, bởi ở cái tuổi gần 60 ông vẫn đang tiếp tục triển kinh tế gia đình và tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Với cương vị là Chi hội trưởng Hội Người tàn tật của huyện, Bí thư Chi bộ khu phố, luôn bận rộn giữa cuộc sống đời thường; ông đã dành khoảng thời gian ngắn ngủi tâm sự cùng tôi về cuộc sống người lính thời bình và “duyên nợ” của ông trong những cương vị hiện tại.


Sinh ra và lớn lên ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, năm 1969 ông tham gia kháng chiến. Năm 1975, hoà bình lập lại, trong lần rà phá bom mìn ở Bình Định, ông bị thương... Năm 1996, ông cùng gia đình lên Hà Giang sinh sống và lập nghiệp tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang. Ước mơ thoát khỏi cái đói, cái nghèo đã thôi thúc ông mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế trang trại với cây trồng chủ đạo là cam và keo. Đến nay, diện tích trang trại của gia đình đang ổn định với 5 ha và cho thu hoạch bình quân 60 – 70 triệu đồng/năm, có những năm lên đến 90 triệu đồng. Với nhiều người, khó khăn lớn nhất trong phát triển kinh tế gia đình là đồng vốn, nhưng với gia đình ông lại cả về vốn và quá trình thực hiện. Thế nhưng, vượt lên tất cả, ông mạnh dạn vay 10 triệu đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, rồi Ngân hàng No & PTNT huyện, xây dựng, mở rộng và đầu tư trồng mới các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế. Do biết cách làm ăn, lại chủ động đầu tư, chăm bón khoa học; từ năm 1996 đến nay, trang trại của gia đình luôn “trẻ”, không bị cằn cỗi như nhiều gia đình khác và hiệu quả kinh tế luôn được giữ vững, giúp ông trang trải cuộc sống và nuôi 3 người con ăn học nay đã phương trưởng. Năm 2002, ông được nằm trong diện Nhà nước cấp Nhà Tình nghĩa, nhưng thấy nhiều gia đình cần hơn, ông quyết định nhường lại. Đến năm 2005, do tích luỹ được và vay mượn thêm, gia đình ôngđầu tư mua đất, xây được ngôi nhà khang trang ở khu phố 3, thị trấn Việt Quang, chính thức chuyển lên sinh sống và gắn bó với khu phố từ đó.


Vốn đồng cảm với những người tàn tật, năm 2007, ông tham gia và giữ cương vị Chi hội trưởng Hội Người tàn tật huyện, cùng các thành viên trong BCH Chi hội quyên góp kinh phí hoạt động, động viên, chia sẻ những khó khăn của các thành viên. Là Bí thư Chi bộ khu phố, ông tích cực tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh đến người dân... Vì những đóng góp đó, ông và gia đình được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Trung ương, địa phương trên cả mặt trận chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế, XĐGN.


Lê Thơm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sức trẻ của một kỹ thuật viên viễn thông
(HGĐT)- “Vững vàng về chuyên môn, chân thành với đồng nghiệp, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, xử lý nhanh, nhạy, kịp thời các sự cố mạng lưới xảy ra...” -Đó là lời nhận xét của Phó Giám đốc Viễn thông Hà Giang Phạm Trần Hòa khi nói với chúng tôi về kỹ thuật viên viễn thông Nguyễn Ngọc Dũng, hiện công tác ở Trung tâm Viễn thông 1.
28/08/2008
Trọn đời làm theo lời Bác
(HGĐT)- “Là một chiến sỹ Công an được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, được Bác tặng hoa và chụp ảnh với Người là vinh dự lớn nhất cuộc đời tôi. Niềm vinh dự đó luôn là ngọn đuốc soi đường, hun đúc tôi suốt đời phấn đấu, rèn luyện theo lời Bác Hồ dạy Công an nhân dân”. Đó là tâm sự của bà Đinh Thị Khu, nữ chiến sỹ Công an duy nhất vinh dự được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ khi
27/08/2008
Qua 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
(HGĐT)- Qua 1 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đến nay toàn tỉnh đã có 833/833 Chi, Đảng bộ (đạt 100%) triển khai học tập với 40.635/42.561 đảng viên được học tập trung (đạt 95,47%); cán bộ chưa được học tập trung, các Chi bộ đã chỉ đạo tự nghiên cứu, học tập đầy đủ 3 chuyên đề; có 95.402 cán bộ, công chức và quần chúng nhân
27/08/2008
LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
(HGĐT)- Ngày 22.8, tại Hội trường thị xã Hà Giang, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ công đoàn toàn tỉnh.
25/08/2008