Hồ Chí Minh - Nhà báo vĩ đại
(HGĐT)- Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta và dân tộc Việt
Chúng ta còn nhớ, tại Đại hội Hội Nhà báo Việt
Cũng như các lãnh tụ cách mạng thế giới đã từng dùng báo chí để làm phương tiện chuyển tải tư tưởng chính trị và tập hợp lực lượng cách mạng (Mác làm chủ bút tờ báo Sông Ranh ở Đức; Ăng Ghen từng là người viết bình luận quân sự lỗi lạc mà thời ấy người ta phong ông làm Đại tướng; Lê-nin là người sáng lập Báo Pravơđa (Sự thật) v.v…), Bác đã sáng lập ra Báo “Người cùng khổ” ở Pari (Pháp), đồng thời viết báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt cho nhiều tờ báo ở Pháp lúc bấy giờ. Ngày
Nhiều tài liệu lịch sử khẳng định quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng của Bác, từ lúc bôn ba hải ngoại, hoạt động bí mật cũng như lúc về nước lãnh đạo giành chính quyền và trở thành vị lãnh tụ tối cao, lúc nào Bác Hồ cũng viết báo. Các bài báo của Bác văn phong hết sức trong sáng, giản dị, gần gũi với người lao động, ai xem cũng dễ hiểu, dễ thấm. Nguồn cảm hứng của các bài viết của Bác mà chúng ta thường gọi là đề tài là những vấn đề rất bình dị, cụ thể, có sức cuốn hút, thuyết phục rất cao. Trong các bài báo của mình, Bác Hồ đã sử dụng tài tình ngôn ngữ Việt Nam, làm giàu thêm và làm trong sáng hơn ngôn ngữ Việt Nam, điều mà bất kỳ nhà báo nào cũng phải ra sức học tập và rèn luyện. Bác Hồ hết sức thận trọng khi viết, đảm bảo tính chính xác rất cao. Đồng thời Bác rất khiêm tốn. Viết xong, tự sửa xong Bác đưa cho mọi người xem - kể cả chiến sĩ bảo vệ - để góp ý với Bác. Bởi Bác thường chỉ bảo các nhà báo phải viết cho công nhân, nông dân, chiến sĩ và trí thức xem, làm sao cho bài báo thật dễ hiểu, phù hợp với trình độ của mọi người.
Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, bắt đầu tham gia viết báo từ năm 1919 đến ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta, năm 1969 là tròn 50 năm Bác Hồ viết báo. Ngày nay, với hàng ngàn bài báo của Bác viết mà chúng ta đã sưu tầm được cùng với gần 60 bút danh xác định là của Bác và hàng chục bút danh khác có thể là của Bác (đang được xác minh), nhiều bút danh của Bác đã trở nên nổi tiếng như hai cái tên kính yêu Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh mà chúng ta thường gọi, theo tài liệu xác định, với bút danh C.M (của Bác), Bác Hồ đã viết 692 bài; bút danh Đ.X, Bác viết 274 bài; bút danh T.L, Bác viết 249 bài; bút danh Chiến sĩ, 84 bài; bút danh Nguyễn ái Quốc, 83 bài; bút danh Trần Lực, 41 bài; các bút danh khác ít nhất là 1 bài đến 13 bài. Riêng trên báo Nhân Dân, từ bài báo đầu tiên “Làm người Đảng viên cộng sản Việt nam phải như thế nào”, (1951) đến bài cuối cùng “Toàn dân chăm sóc thiếu niên nhi đồng”, (1969), Bác Hồ đã viết cho báo 1.069. Như vậy trong 18 năm, mỗi năm Bác Hồviết cho báo Nhân Dân ngót 60 bài, mỗi tháng 5 bài, một con số mà bất cứ ai trong chúng ta đều kinh ngạc và khâm phục. Mới biết sức làm việc của Bác – vị lãnh tụ bận trăm công ngàn việc của Đảng, của đất nước – mà còn dành thời gian, trí tuệ và sức lực viết ra hàng ngàn bài báo, tương ứng với hàng trăm cuốn sách thì quả là phi thường.Tinh thần lao động nghiêm túc và quên mình vì dân, vì nước của Bác mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ nhà báo chúng ta noi theo.
Ý kiến bạn đọc