Nông dân Viên Văn Sáng phát triển kinh tế đa thu nhập

16:59, 28/05/2008

(HGĐT)- Được sự giới thiệu của đồng chí Đinh Tiến Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quản Bạ, chúng tôi tìm gặp anh Viên Văn Sáng, sinh năm 1964, trú tại Thôn Nà Khoang I, thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), là một hội viên nông dân điển hình trong phát triển kinh tế đa thu nhập.


 
 
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, với tính tình nhanh nhẹn, say mê công tác Hội anh đã được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, kiêm Trưởng thôn Nà Khoang I. Với vai trò của mình, anh luôn chỉ đạo hội viên nông dân trong thôn bám sát Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, cụ thể hoá những nội dung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng hội viên nông dân; vận động hội viên nông dân tham gia tốt các phong trào, vì thế tổ hội nông dân thôn Nà Khoang I luôn được chính quyền sở tại đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác Hội và phong trào nông dân ở cơ sở.


Không chỉ năng nổ nhiệt tình trong công tác Hội, anh Sáng còn là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế và vận động hội viên nông dân làm theo. Năm 2001, được Ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ cho anh vay 10 triệu đồng, anh cùng gia đình cải tạo vườn tạp, sử dụng gần 3 ha đất rừng để phát triển kinh tế. Đầu tiên anh tập trung trồng cây ăn quả với 300 gốc cây hồng không hạt và cây lê Đài Loan. Bên cạnh đó anh tiếp tục phát triển thêm đàn bò và mua máy xay xát, vừa phục vụ cho hàng xóm, vừa lấy nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Mỗi năm gia đình anh xuất 3 lứa bò, trâu, thu về 25 - 30 triệu đồng. Nhận thấy phong trào xoá nhà tạm trong dân tăng mạnh, với số tiền tích luỹ từ chăn nuôi trâu, bò, cùng sự chắt chiu qua những nguồn thu khác anh đã mạnh dạn đầu tư, mua thêm đất; một mặt mở rộng chuồng trại, trồng cỏ chăn nuôi, mặt khác anh đầu tư mua máy làm gạch xỉ bán cho dân. Anh tâm sự: Thời gian đầu, lượng người mua ít nên anh chỉ sản xuất cầm chừng, nhưng từ năm 2005 đến nay, do nhu cầu thị hiếu, thị trường tăng cao nên trung bình mỗi năm anh sản xuất từ 30.000 viên đến 35.000 viên. Tính theo giá trị thị trường mỗi viên gạch có giá từ 900 đến 1.100 đồng/viên, sản phẩm gạch của anh làm ra đến đâu đều được bà con trong thôn hoặc các xã lân cận đến đặt mua hết đến đó; trừ chi phí sản xuất tiền điện, tiền thuê nhân công anh cũng để ra được trên dưới 30 triệu đồng/năm. Theo nhẩm tính của anh, tổng nguồn thu từ chăn nuôi, trồng cây ăn trái và sản xuất gạch xỉ, mỗi năm anh để ra được 50 - 55 triệu đồng. Từ chỗ khó khăn, nay gia đình anh đã được xếp vào diện có mức sống khá theo tiêu chí mới. Thấy bà con trong thôn còn khó khăn, anh không ngần ngại giúp đỡ, cho nhiều hộ nông dân trong thôn vay tiền không tính lãi để tăng gia sản xuất cùng nhau phát triển kinh tế.


Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Sáng còn là một trưởng thôn, một hội viên nông dân gương mẫu, năng nổ, tích cực vận động cùng các hội viên trong thôn tham gia các phong trào, hoạt động xã hội. Anh Sáng thật xứng đáng là tấm gương điển hình về tinh thần “tương thân tương ái”, lao động sáng tạo, nghị lực làm giàu ngay trên mảnh đất quê nhà để mọi người học tập và làm theo.


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” lần thứ nhất năm 2008
(HGĐT)- Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời góp phần giáo dục các em học sinh thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, ngày 26.4, tại Hội trường thị xã Hà Giang, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” tỉnh Hà Giang lần thứ nhất năm 2008.
30/04/2008
Đoàn xã Việt Vinh (Bắc Quang) tổ chức Hội thi chúng em kể chuyện Bác Hồ
(HGĐT)- Đoàn xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang đã tổ chức Hội thi Chúng em kể chuyện về Bác Hồ, cho thiếu niên, nhi đồng các trường học trên địa bàn.
28/04/2008
Trường THCS Vĩnh Phúc tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”
(HGĐT)- Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ 19.5, Liên đội trường THCS Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang tổ chức Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” và Hội thi báo ảnh “Bác Hồ với nhân dân”.
26/05/2008
Nỗi đau của người bệnh là nỗi đau chính mình
(HGĐT)- Nghề Y là một trong những nghề cao quý nhất. Khi tự nguyện, quyết tâm phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ những thầy thuốc, bác sỹ Nguyễn Hồng Quang, Trưởng khoa Nội - Nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Yên Minh luôn nhắc nhở mình phải ghi nhớ, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, coi nỗi đau của người bệnh là nỗi đau của chính mình.
26/03/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.