Lý Seo Hòa - tật nguyền nhưng không mất ý chí

17:56, 21/04/2008

(HGĐT)- Để đến được với căn nhà liếp nứa xiêu vẹo, cô độc trên chót vót ngọn đồi của đội 8, thôn Lâm, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang, chúng tôi cùng ông Phó Chủ tịch UBND xã phải mất vài tiếng đồng hồ nhờ người dẫn đường vượt qua những khúc cua trơn trượt, gấp khúc, “rặt” những đá, với độ dốc cao.


Đón chào chúng tôi là một khung cảnh kết hợp đầy đủ giữa: Tiếng khóc của hai đứa trẻ khi thấy người lạ với tiếng chó sủa và cái nhìn chằm chằm vô hồn của người đàn bà dân tộc Mông như muốn “nuốt chửng”. Người dẫn đường Sùng Xeo Vư (thôn Lâm, xã Đồng Tâm) lấy tay gạt mồ hôi đầm đìa trên trán, thở hắt : “Nó đang nằm làm cỏ chỗ ruộng đậu tương đằng kia kìa, chắc hôm nay em trai không cõng nó lên nương”. Theo hướng chỉ, chúng tôigiật mình khi hình ảnh một người đàn ông khoảng 45 tuổi gầy đét, mái tóc xém nắng, toàn thân tàn tật đang cố gắng dùng cánh tay phải duy nhất còn có thể hoạt động dễ dàng, làm điểm trụ đẩy thân mình “nhoài” về phía trước. Trời nắng như lửa đốt, dường như không để ý đến sự có mặt của chúng tôi anh vẫn tiếp tục… làm cỏ.


Không hiểu tiếng dân tộc, nên muốn hỏi hay trao đổi gì chúng tôi phải nhờ phiên dịch từ người dẫn đường. Dần dần “bức màn” được hé mở rộng hơn từ số phận của người đàn ông có tên Lý Sình Hoà.


Trò đùa của số phận:


Ông Lý Sình Vư (1938) và bà Hầu Thị Mao (1940) sinh sống với nhau được 5 mặt con (3 gái – 2 trai). Trong số đó anh Hoà dù không được đi học chữ nhưng vẫn được mọi người biết đến là cậu bé thông minh, khoẻ mạnh, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ. Một buổi sáng mùa đông, năm anh12 tuổi, một chứng bệnh lạ xuất hiện với anh. Nó lan nhanh từ ngón chân lên đôi chân và cánh tay trái. Anh không bị sốt, nhưng bệnh lan đến đâu là sưng đến đấy dần khiến anh bị liệt.


Bố mẹ dần già đi theo năm tháng và câu nói “ốc không mang nổi mình ốc, còn đòi đeo cọc cho rêu” của mấy người hàng xóm khi thấy anh phải sống “cậy nhờ” người em trai mắc chứng bệnh “Thiểu năng trí tuệ” không làm nhụt ý chí mưu sinh của anh. Bởi lẽ, trong căn nhà trên 10m2 này là chỗ ở của anh và gia đình đã nhiều năm nay. Mà gia đình anh chỉ có người em trai là Lý Sình Hồ (1965) và em thím là Giàng Thị Sửu (1968) là lao động chính. Không những thế vợ chồng em trai còn lần lượt cho ra đời những 5 đứa con (độ tuổi từ 2 - 15). Những bữa cơm độn sắn không đủ no với hột cơm nhờn nhợt, ẩm mốc được xới trong mấy cái bát sứt và đĩa rau sắn luộc là bữa ăn quen thuộc với 10 con người. Vật dụng duy nhất là mảnh gỗ để “xén” lát sắn, độn cơm cho bữa ăn hàng ngày và thức ăn cho gia súc là của anh Hoà. Mấy bộ quần áo cũ, 2 cái nồi và cái chậu nhựa “đa chức năng” là tài sản của cả gia đình. Chỗ nằm của anh Hoà là mấy miếng gỗ được ghép lại ọp ẹp, ngồn ngộn một đống chăn màn cũ. Đêm đến, bếp lửa được người em thím nhóm lên, những cơn gió làm hắt hiu hơn cái đống lửa đang cháy lèm nhèm. Lửa ngoài nhiệm vụ làm chín chút thức ăn sơ sài, còn có “ chức năng” nhả khói để xua muỗi cho những con người trong căn nhà này. Nhưng với anh, từ lâu giấc ngủ không còn làm bạn nữa, vì anh bị chứng mất ngủ. Đêm đến anh “lang thang” trong đầu với những suy nghĩ vẩn vơ.


Cuộc sống “cộng sinh”:


Mặc dù tàn tật, rất khó khăn trong đời sống sinh hoạt thường ngày,nhưng trước sự nghèo khó, cơ cực của gia đình, sự nhem nhuốc, khốn khổ không được học hành của những đứa cháu, anh Hoà quyết không đầu hàng, buông xuôi. Sự không may mắn của số phận đã lấy của anh nhiều thứ, nhưng may mắn vẫn để lại cho anh một cái đầu với sự thông minh, nhanh nhạy.


Hàng ngày, người em trai Lý Sình Hồ cõng anh lên đồi, lên nương với đôi chân lành lặn. ở đó, người anh với cánh tay phải duy nhất còn hoạt động được vừa nhổ cỏ, chặt sắn, vừa chỉ bảo em cách thức làm ăn. Thời vụ này trồng gì? Chăn nuôi ra sao? Giống cây trồng kia đã đến mùa thu hoạch chưa…? Nhà thiếu lao động, lên với đám ruộng nương bạc màu của gia đình hiện có, khiến anh và vợ chồng người em dù vất vả, đầu tắt mặt tối nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu.


Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Nguyễn Quang Lịch, sau một hồi lặng đi vì những gì nghe được và chứng kiến, đã ngậm ngùi: “Chúng tôi thật là thiếu sót khi chỉ nghe và biết được hoàn cảnh của anh Hoà từ cơ sở thông báo, mà không có sự sâu sát thực tế. Nên sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền xã đối với cá nhân anh Hoà nói riêng và gia đình anh Hoà nói chung chưa được chu đáo. Hiểu được cảnh ngộ của anh Hoà là đang rất cần được giúp đỡ. Vì thế chúng tôi sẽ nhanh chóng triển khai các bước làm thủ tục để anh được hưởng chế độ bảo trợ xã hội, với hệ số trợ cấp là 1,0 và mức trợ cấp là 160.000 đồng/ tháng theo đối tượng 04.1 hưởng loại 1.”


Hiện nay, sức khoẻ của anh Hoà đang dần yếu đi, do cố gắng gượng và làm việc quá sức, khiến những cơn đau hành hạ anh thường xuyên hơn mỗi khi trái gió trở trời. Anh Sùng Xeo Vư, cho biết: “Dạo nọ người em cõng anh, nhưng vì đường trơn, 2 anh em bị ngã lăn từ trên đồi xuống. May là không sao nhưng những đợt trời mưa nhiều, hai anh em không lên nương được thì sự đói rétlại càng đeo đẳng “bám riết”.


Được chứng kiến sự khó khăn và thấy được ý chí mưu sinh của anh Lý Sình Hoà và người em, chúng tôi chỉ mong sao những ngày tháng tới sự quan tâm của cộng đồng xã hội và các nhà hảo tâm sẽ tác động, khiến cuộc sống của gia đình anh đỡ đi phần nào sự bộn bề vất vả.


Mọi tấm lòng hảo tâm xin gửi về: Báo Hà Giang, số 5, đường Nguyễn Huệ, Phường Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Giang. Số ĐT: 0219.866.419. Hoặc Lý Sình Hoà, đội 8, thôn Lâm, xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.


Đức Dũng - Mai Hương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chị Phạm Thị Mơ phát triển kinh tế đa thu nhập
(HGĐT)- Được sự giới thiệu của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã Linh Hồ (Vị Xuyên), chúng tôi đến gặp chị Phạm Thị Mơ, là một trong những hộ gia đình nông dân phát triển kinh tế đa thu nhập tiêu biểu của xã.
28/01/2008
Nỗi đau của người bệnh là nỗi đau chính mình
(HGĐT)- Nghề Y là một trong những nghề cao quý nhất. Khi tự nguyện, quyết tâm phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ những thầy thuốc, bác sỹ Nguyễn Hồng Quang, Trưởng khoa Nội - Nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Yên Minh luôn nhắc nhở mình phải ghi nhớ, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, coi nỗi đau của người bệnh là nỗi đau của chính mình.
26/03/2008
Tay nghề, óc sáng tạo là yếu tố quyết định
(HGĐT)- Những năm gần đây, Công ty Cổ phần Cơ khí - Khoáng sản vươn lên trở thành doanh nghiệp đầu ngành, nổi tiếng trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, sản phẩm công ty đạt đẳng cấp quốc tế.
26/03/2008
Cuộc vận động mang ý nghĩa thiết thực
(HGĐT)- Ngày 26.2.2007, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã ra Quyết định số 72/QĐ-LĐLĐ về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong CNVCLĐ, giai đoạn 2006 - 2010, gồm 9 đồng chí, đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cuộc vận động của các cấp công đoàn trong tỉnh.
22/02/2008
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.