Người được trao học bổng Nguyễn Thái Bình

15:35, 27/06/2007

(HGĐT)- Theo lời giới thiệu của cô Hiệu phó trường Trung học Y tế, tôi đến khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tìm gặp Phùng Văn Hiếu, là em học sinh nghèo học giỏi duy nhất của trường vừa được trao học bổng Nguyễn Thái Bình năm 2006.


Cảm nhận đầu tiên khi tếp xúc với Hiếu là một chàng trai còn vương nét nông thôn khắc khổ, chân chất, thật thà. Càng cảm phục hơn khi tôi biết Hiếu sinh ra trong một gia đình bố mẹ đầu là nông dân nghèo có 3 anh em trai tại xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình nhưng thành tích học tập của Hiếu thì không phải học sinh thành thị nào cũng đạt được,kết quả trung bình các môn của cả 3 học kỳ đều trên 8,0. Không chỉ xếp thứ nhất về kết quả học tập trong lớp màHiếu còn là một trong những học sinh giỏi của trường, là một lớp trưởng gương mẫu được thầy yêu, bạn quý.

 

Cô Mạc Thị Liên, Phó hiệu trưởng Nhà trường nhận xét: “Hiếu là một học sinh ngoan, học giỏi, lần đầu tiếp xúc thì có cảm giác em hơi trầm, nhưng qua phong trào đoàn thể, học tập và điều hành lớp thì Hiếu lại là một cán sự lớp gương mẫu, nhiệt tình, lôi cuốn được các bạn trong lớp tin tưởng nghe theo”. Các bạn trong lớp Hiếu cho biết cả khi học lý thuyết ở trường lẫn khi thực tập ở bệnh viện Hiếu đều chăm chỉ, gương mẫu, sống tình cảm, chan hoà và đôi khi còn nhút nhát nên hay bị các bạn nữ trong lớp… bắt nạt. Khi được hỏi sao học giỏi vậy mà tốt nghiệp phổ thông Hiếu không thi vào trường Đại học, Hiếu rụt rè tâm sự: Nhà em hoàn cảnh, em lại là anh cả trong gia đình có 3 anh em trai, bố mẹ đều là nông dân lại ở một vùng quê nghèo của tỉnh, cuộc sống của cả gia đình chỉ trông chờ vào vài mảnh ruộng cấy lúa nước, chẳng có nghề phụ gì nên cuộc sống khó khăn, học xong phổ thông Hiếu ở nhà 2 năm làm phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học rồi được mọi người khuyên, Hiếu nộp hồ sơ xin vào học trường Y. Học Y vất vả, sáng học ở trường, chiều đi thực tập ở bệnh viện, tối thì thay phiên nhau đi trực mong thu thập thêm kinh nghiệm và kiến thức để phục vụ cho công tác chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân sau khi ra trường. Xác định được công việc quan trọng đó, Hiếu không ngại khó, ngại khổ, bản thân Hiếu cũng đang mắc một căn bệnh nan y nên em biết nỗi khổ của người bệnh, sự cần thiết của những lời động viên, chia sẻ, sự chăm sóc tận tình chu đáo của người cán bộ thầy thuốc khi bệnh nhân đến bệnh viện chữa bệnh. Vì vậy, Hiếu càng chăm chỉ học tập trau dồi kiến thức và gần gũi người bệnh hơn. Mới 21 tuổi nhưng Hiếu lại là cán sự lãnh đạo tập thể lớp gồm 58 con người, người nhiều tuổi nhất lớp cũng hơn Hiếu một giáp, người ít cũng chỉ kém Hiếu có 2 tuổi. Sự chênh lệch tuổi tác nên mỗi người mỗi tính, mỗi người một hoàn cảnh, thành thị có, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xã đều có, bạn nghèo như Hiếu, thậm chí có bạn còn nghèo hơn cả Hiếu, rồi những bạn có hoàn cảnh gia đình khá giả. Vậy mà Hiếu vẫn dung hoà được tất cả các mối quan hệ để đưa tập thể lớp Điều dưỡng III luôn tạo thành một khối đoàn kết, thống nhất, chấp hành nghiêm các nội quy quy chế của nhà trường và bệnh viện đề ra, luôn là một tập thể lớp tiêu biểu của nhà trường.

 

ở lớp học là vậy, nhưng trở về phòng trọ, Hiếu lại dành thời gian ít ỏi còn lại cho bài vở, bảo ban em trai học tập, vì em Hiếu cũng đang tiếp bước anh trai chọn nghề y để học và vì một phần quan trọng, như Hiếu nói là 2 anh em học cùng một trường, ở cùng một phòng trọ thì chi phí sẽ giảm và như vậy bố mẹ Hiếu sẽ bớt khó khăn hơn.

 

Chia tay cậu lớp trưởng ngoan ngoãn, hiền lành mà học giỏi, tôi hỏi Hiếu: Ước mơ của em hiện nay là gì? Hiếu ngượng ngùng, cúi mặt nhỏ nhẹ trả lời tôi: Em sẽ cố gắng phấn đấu học thật tốt để cuối năm nay tốt nghiệp ra trường em sẽ có cơ hội tìm được một chỗ làm ổn định và rễ ràng hơn, như vậy em sẽ phụ giúp được bố mẹ nuôi các em tiếp tục ăn học thành người.

 

Rời bệnh viện, hình ảnh cậu học sinh nghèo khắc khổ đang cần mẫn học hỏi, chăm sóc bệnh nhân theo tôi suốt chặng đường về. Ước mơ của em thật giản dị, điều quan trọng hơn là em biết phấn đấu, vươn lên thực hiện ước mơ đó thì không phải học sinh nào cũng làm được. Tôi cầu chúc cho em sẽ thành công trên con đường vươn tới ước mơ của mình.


Kim Huệ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Bác Hồ đã khuyên con người, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, thiếu một trong bốn đức tính trên thì không thể trở thành người lãnh đạo.
30/04/2007
Tẩn Phù Phúc làm giàu trên quê đá
(HGĐT)- Xã biên giới Phú Lũng, huyện Yên Minh là một xã với đa phần diện tích là đá, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chỉ nghĩ cuộc sống đủ ăn, đủ mặc đã là hạnh phúc lắm rồi. ấy thế mà có một gia đình nhờ tính toán giỏi, chịu khó làm ăn mà đã trở nên giàu có khấm khá nhất xã, đó là gia đình Tẩn Phù Phúc, dân tộc Dao ở xóm B3.
28/05/2007
Tham gia công tác Hội phụ nữ để xóa nghèo
(HGĐT)- Đó là chị Chảo Liều Mẩy, dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên tại thôn Sủng Quáng, xã Sủng Máng, huyện Mèo Vạc. Người dân và chính quyền địa phương không ai là không biết đến chị, một con người luôn năng nổ nhiệt tình với công việc chung của xã, gia đình chị là một trong những hộ kinh tế khá giả nhất thôn.
25/06/2007
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải bằng ý thức tự giác, cầu thị của người học; sự đôn đốc, kiểm tra của tổ chức và sự theo dõi, giúp đỡ, giám sát của nhân dân
Trong những ngày tháng 5 lịch sử, cả nước đã và đang diễn ra các sự kiện trọng đại”: Tổ chức thành công cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XII; kỷ niệm trọng thể lần thứ 117 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và đang nêu cao quyết tâm thực hiện thắng lợi Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người” - một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, quy mô lớn,
23/05/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.