Tẩn Phù Phúc làm giàu trên quê đá

14:03, 28/05/2007

(HGĐT)- Xã biên giới Phú Lũng, huyện Yên Minh là một xã với đa phần diện tích là đá, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chỉ nghĩ cuộc sống đủ ăn, đủ mặc đã là hạnh phúc lắm rồi. ấy thế mà có một gia đình nhờ tính toán giỏi, chịu khó làm ăn mà đã trở nên giàu có khấm khá nhất xã, đó là gia đình Tẩn Phù Phúc, dân tộc Dao ở xóm B3.


Tẩn Phù Phúc sinh năm 1964, trước đây gia đình có 7 khẩu còn vất vả lắm. Đi lên từ một hộ nghèo với những đồng vốn vay xóa đói giảm nghèo năm 1999 để mua bò nuôi, Tẩn Phù Phúc suy nghĩ đất nghèo nhưng không phải không có cách làm giàu. Thế là từ những chăn trở ấy, lần lượt các mô hình chăn nuôi, mở xưởng xay xát và xưởng rèn chế tác công cụ sản xuất, dịch vụ hàng hóa của gia đình anh đã ra đời. Với bản tính hay lam hay làm và nắm bắt được nhu cầu thị trường, việc làm ăn của gia đình anh ngày càng trở lên thuận lợi. Xem trên ti vi những kiến thức về phát triển kinh tế, từ dịch vụ xay xát, gia đình anh đã phát triển thêm hướng chăn nuôi theo mô hình trang trại với sự đầu tư xây dựng chuồng trại rất bài bản, khoa học.

 

Nhờ làm ăn tốt, dần dần đồng vốn của gia đình sinh sôi nảy nở, anh quyết định đầu tư mua sắm dụng cụ và học làm nghề chế tác nông cụ sản xuất. Từ những chiếc cuốc bị mòn vì đá của đồng bào mang đến sửa, Tần Phù Phúc đã nghĩ ra cách mua thép cứng về hàn nối vào làm lưỡi, tạo cho chiếc cuốc vừa sắc vừa bền được đồng bào rất ưa thích. Thế là xưởng sản xuất của gia đình anh ngày nào cũng phải hoạt động hết công xuất để phục vụ bà con trong vùng, bình quân mỗi ngày, xưởng cho ra đời 50 chiếc cuốc. Để phát triển kinh tế lâu dài, Tẩn Phù Phúc còn quyết định mua thêm một lô đất lớn để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi. Hỏi về thu nhập của gia đình trong 1 năm, Tẩn Phù Phúc cho biết thu nhập từ chăn nuôi mỗi năm bán được trên 2 tấn lợn và gia cầm được khoảng hơn 30 triệu đồng; thu nhập từ dịch vụ xay xát, sản xuất nông cụ, bán hàng khô mỗi năm cũng được trên 30 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình cũng thu được khoảng 40-45 triệu đồng.

 

Có được thu nhập khá cao như vậy, cuộc sống gia đình anh trở thành khấm khá nhất xã. Gia đình đã xây nhà mái bằng khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi như: 2 xe máy, ti vi loa đài, bếp ga, máy giặt... Khôgn những thế, khi các con xây dựng gia đình còn được anh đầu tư xây nhà cửa rất đàng hoàng, một việc mà không phải gia đình nào ở đây cũng làm được. Tồn tại ở trên đá đã là khó, việc phát triển được như gia đình Tẩn Phù Phúc là cả một thành tích đáng khâm phục.


Huy Toán (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quán triệt Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sỹ LLVT
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quang Bình vừa tổ chức lớp quán triệt Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sỹ Công an, Ban CHQS huyện tham gia học tập có hơn 50 đồng chí.
30/04/2007
Một cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Đến xã Tụ Nhân (Hoàng Su Phì) chúng tôi được anh Vàng Quáng Thanh, Chủ tịch Hội CCB xã giới thiệu về một tấm gương điển hình đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của xã, đó là anh Lý Văn Minh, dân tộc Nùng, hội viên Hội CCB của xã.
30/04/2007
"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Bác Hồ đã khuyên con người, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, thiếu một trong bốn đức tính trên thì không thể trở thành người lãnh đạo.
30/04/2007
Sách mới: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những di sản tinh thần vô giá mà Người đã để lại cho muôn đời con cháu mai sau. Đó là các giá trị được toát lên từ chính sự nghiệp, cuộc đời và nhân cách vĩ đại của Người, là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo và sửa mình...
29/04/2007