Học và làm theo Bác:

Để không chỉ là một cuộc vận động

08:52, 20/05/2007

Ai đó đã nói rằng, một dân tộc có quyền tự hào chân chính khi có những vĩ nhân, những tượng đài để tự hào và noi gương cho thế hệ sau. Vĩ nhân chính là đại diện tiêu biểu nhất cho dân tộc ấy, nền văn hoá ấy và lịch sử ấy. Nhưng không phải dân tộc nào, thời đại nào cũng sản sinh ra những vĩ nhân.


        

Có lẽ, vì tính đại diện ưu việt và hiếm có của vĩ nhân nên thời gian dù có thể bào mòn tất cả nhưng không thể xoá đi sự tồn tại và ảnh hưởng của các vĩ nhân. Bản thân họ đã là một phần lịch sử. Và tư tưởng, hành động của họ, không chỉ trở thành di sản tinh thần cho một dân tộc mà còn làm nên giá trị đa dạng cho nền văn minh nhân loại.

Mọi nền văn hoá đều có thể chắt lọc từ cuộc đời các bậc vĩ nhân đôi nét làm giàu thêm bản sắc mình. Thời đại nào cũng nhìn thấy ở vĩ nhân cách giải quyết vấn đề đương đại. Mỗi thế hệ, mỗi cá nhân đều có thể noi đức độ tiền nhân trong đối nhân xử thế hay lúc cần phải xử lý đại sự quốc gia.

Dù chưa bao giờ là một cường quốc, hay là một nền văn hoá lớn có sức ảnh hưởng tới thế giới, nhưng người Việt Nam có quyền tự hào và hãnh diện chính đáng về đại diện ưu tú của dân tộc mình: Hồ Chí Minh, người đã được thế giới trân trọng đặt vào hàng những danh nhân kim cổ.

Cho đến bây giờ, trong tâm thức của rất nhiều bạn bè quốc tế cái tên Việt Nam và Hồ Chí Minh đã quyện hoà làm một. Bởi Hồ Chí Minh không chỉ hội tụ những nét tinh anh của văn hoá Việt mà, như nhận xét của nhà báo Xô viết Ôxip Manđenstam cách đây 80 năm, sau một cuộc gặp gỡ tại nước Nga: "Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá châu Âu mà có lẽ là một nền văn hoá của tương lai” (Báo “Ngọn lửa nhỏ” 1923). 

Hơn cả vị thế một vị lãnh tụ, Hồ Chí Minh đã trở thành hình ảnh, một ngọn cờ để tập hợp, lãnh đạo toàn dân tộc giành độc lập, thực hiện 2 cuộc kháng chiến chống sự can thiệp của ngoại bang để bảo toàn nền độc lập và thực hiện được sự thống nhất quốc gia.
 
Người Việt Nam còn khai thác được rất nhiều bài học từ Hồ Chí Minh trong đời sống hôm nay và cả ngày mai. Điều có thể thấy ở ngay trong những biến đổi to lớn hiện tại người ta luôn có thể tìm thấy những lời giải đáp từ những tư tưởng của Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong quá khứ.

Nói như vậy, để thấy cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là cần thiết trong bối cảnh hôm nay, khi mà một nền văn hoá mới chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của 20 năm đổi mới, khi mà những giá trị tinh thần và văn hoá đôi khi bị quên lãng trong nhịp quay chóng mặt của thị trường.

Nhưng sau ba tháng phát động, chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Ban Chỉ đạo TƯ đã bày tỏ quan ngại:

"Đang có tâm lý chưa tin. Làm bao nhiêu cuộc vận động rồi, lần nào cũng chưa đạt yêu cầu. Liệu lần này có được không hay lại ban đầu rầm rộ, sau nhạt dần?".

Một trong những nhà lãnh đạo hiện nay đã phải thừa nhận: "Học tập đạo đức Bác Hồ đã là khó, làm theo càng khó hơn. Nếu chỉ dừng ở việc học tập mà không làm theo để tạo sự chuyển biến trong thực tiễn thì vẫn chưa đạt yêu cầu".

Và một trong những hiện tượng khiến Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ cuộc vận động phải băn khoăn là: Một số lãnh đạo còn chưa nghiêm túc.

Sự băn khoăn của người lãnh đạo cao nhất của Đảng hiện nay cho thấy điểm mấu chốt của cuộc vận động học và làm theo Bác phải bắt đầu từ những nhà lãnh đạo, từ đội ngũ cán bộ, công chức.

Và khi đã có một đội ngũ cán bộ "học và làm theo Bác", cùng chia sẻ với công chúng những kinh nghiệm, hạnh phúc khi làm theo Bác, hẳn đó sẽ là những câu chuyện giàu sức lay động, lan toả và thuyết phục hơn những câu khẩu hiệu, hay những buổi học tập và những bài thu hoạch dài lê thê.

Yêu nước, thương dân, đặt lợi ích dân tộc lên trên tất thảy, quan tâm đến những kẻ yếu hèn, siêu việt về trí tuệ và bình dị trong sinh hoạt, thông minh cần mẫn trong lao động...đó là những giá trị cần phải trở thành nếp nghĩ, lẽ sống của mỗi người Việt Nam.

Mọi cuộc vận động rồi cũng có lúc kết thúc. Nhưng một điểm tựa tinh thần, một nền tảng văn hoá và tư tưởng mà chúng ta đã từng có và đang cần có để đồng hành cùng dân tộc trên đường ra biển lớn, hội nhập và đua tranh cùng thế giới thì cần nhiều hơn một cuộc vận động.

Đó chính là khi người dân Việt Nam không chỉ dừng lại ở cuộc vận động này, mà là lúc những giá trị di sản Hồ Chí Minh đã thấm nhuần vào lối nghĩ, cách làm, sự ứng xử... tự nhiên như một lẽ sống.


VietNamNet

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Một cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Đến xã Tụ Nhân (Hoàng Su Phì) chúng tôi được anh Vàng Quáng Thanh, Chủ tịch Hội CCB xã giới thiệu về một tấm gương điển hình đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của xã, đó là anh Lý Văn Minh, dân tộc Nùng, hội viên Hội CCB của xã.
30/04/2007
Quán triệt Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sỹ LLVT
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quang Bình vừa tổ chức lớp quán triệt Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sỹ Công an, Ban CHQS huyện tham gia học tập có hơn 50 đồng chí.
30/04/2007
"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Bác Hồ đã khuyên con người, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, thiếu một trong bốn đức tính trên thì không thể trở thành người lãnh đạo.
30/04/2007
Sách mới: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những di sản tinh thần vô giá mà Người đã để lại cho muôn đời con cháu mai sau. Đó là các giá trị được toát lên từ chính sự nghiệp, cuộc đời và nhân cách vĩ đại của Người, là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo và sửa mình...
29/04/2007
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.