Đặng Văn Huynh - người thầy thuốc của dân

08:39, 27/02/2007

Nói về anh, viết về anh thì không riêng gì tôi mà nhiều người biết đến anh, một thầy thuốc đã nhiều năm gắn bó với vùng cao biên giới huyện Vị Xuyên, một người mà nhiều người bệnh biết đến tên tuổi, nhiều đồng nghiệp tin yêu, mến phục.


Không những ở chuyên môn, ở công tác khám, chữa bệnh mà ở cả công tác quản lý, đưa một huyện còn yếu kém về công tác y tế vươn lên thành “con chim đầu đàn” của ngành, hơn thế nữa anh còn luôn chú trọng đến việc nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên trong ngành, nâng cao chuyên môn, tay nghề cho lớp cán bộ ngành y ở những giai đoạn kế cận. Bây giờ anh đã là Phó Giám đốc Sở Y tế, nhưng ít khi bắt gặp anh ở nhà, mà nhiều lần gọi điện tôi đều nhận được những câu: “Tôi đang ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần, Quang Bình...”

 

Đó là Thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Chuyên khoa I ngoại, Đặng Văn Huynh. 20 năm gắn bó với ngành, 15 năm làm Giám đốc Bệnh viện Vị Xuyên, chưa kể những năm đi bộ đội và học ở trường Đại học Y Thái Nguyên, thời gian nào, công việc gì anh cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được đánh giá cao. 25 tuổi Đảng, 50 tuổi đời, anh đã đóng góp không nhỏ công sức, trí tuệ cho ngành y tế tỉnh nhà, cùng đồng nghiệp thực hiện thành công hàng nghìn ca phẫu thuật khó, chữa khỏi hàng chục nghìn lượt người bệnh. Anh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và là Chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 2005, được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.

 

Cách đây hơn 7 năm, lần đầu tiên tôi gặp, anh đang đi kiểm tra trạm Y tế xã Việt Lâm (Vị Xuyên) vậy mà anh mượn áo Blu, ngồi vào bàn khám bệnh cho nhân dân. Sau khi đã khám và căn dặn bệnh nhân một cách kỹ lưỡng, anh quaybảo tôi và cũng là nhắc nhở nhân viên ở trạm: Thật là có lỗi, nếu như mình thiếu nhiệt tình với người bệnh, nhất là người dân vùng nghèo, mà đã nghèo thì thiếu kiến thức về vệ sinh và bệnh tật, nên người thầy thuốc phải tìm những từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ. Mỗi lần khám, chữa bệnh là một lần người thầy thuốc phải trở thành tuyên truyền viên, có như thế mới mong hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng là những năm đầu thực hiện việc quản lý dân số theo sổ MiT, một loại sổ để theo dõi sức khoẻ và quản lý bệnh tật cho từng hộ gia đình, anh đã xuống hầu hết các trạm y tế xã để tham gia, hướng dẫn đồng nghiệp về chuyên môn và nghiệp vụ y tế. Đặc biệt là việc đào tạo đưa nhân viên y tế về thôn bản, nhân viên y tế cộng đồng, đưa bác sỹ về trạm y tế xã trong những năm đầu thực hiện. Huyện Vị Xuyên do anh phụ trách đã trở thành điểm sáng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, biết rằng 23 xã, thị trấn thì có tới 2/3 là xã nghèo và 80% số dân được hưởng chế độ 139.

 

Lần thứ hai tôi gặp anh, khi anh vừa hoàn thành ca mổ viêm xương, anh vừa rửa tay, vừa bảo tôi: ở tuyến huyện, điều kiện chưa thể đầy đủ như cấp tỉnh hay cấp T.Ư, nhưng không vì thế mà ca bệnh nào cũng “kính chuyển” tuyến trên. “Vừa là thầy, vừa là thợ” muốn anh em y, bác sỹ trong Trung tâm làm tốt công tác chuyên môn và đưa các phương pháp khoa học tiến tiến vào khám, chữa bệnh cho nhân dân thì phải sắn tay lên làm, kêu gọi đầu tư, mua xắm thiết bị, máy móc. Cũng qua những quyết tâm ấy, ý nghĩ ấy và những việc làm cụ thể mà Trung tâm Y tế Vị Xuyên là cơ sở khám, chữa bệnh chỉ đứng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh về mọi mặt và là Trung tâm Y tế tuyến huyện đầu tiên thực hiện xây dựng bếp ăn tình thương cho bệnh nhân nghèo, điều đáng nói hơn cả là tất cả các trạm y tế xã của huyện đều hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ngành Y tế tỉnh giao phó.

 

Lần thứ ba, anh vừa đi công tác ở huyện Quản Bạ về, khi anh đã chuyển lên làm Phó Giám đốc sở, vừa mời tôi uống nước, anh vừa nói với tôi mà cũng như tâm sự với mình: “Vừa chân ướt, chân ráo” lên sở là phải xuống các trung tâm, cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh ngay, nếu không nắm bắt, đánh giá đúng thực trạng thì làm sao lãnh đạo, chỉ đạo được. Tỉnh mình, huyện nào cũng nghèo, nhiều gia đình người bệnh quá khó khăn, để thực hiện thành công những mục tiêu y tế Quốc gia thì không còn con đường nào khác là nâng cao y đức cho cán bộ, y, bác sỹ toàn ngành, thương người bệnh như thương chính người thân của mình. Chữa bệnh cho nhân dân, cho người nghèo, ngoài thuốc ra thì tình thương và trách nhiệm sẽ là một phần không thể thiếu của những người thầy thuốc.


Nguyễn Quang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hai vợ chồng được tặng huy hiệu Đảng
Sáng 20.1, Đảng ủy xã Quảng Ngần (Vị Xuyên) đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 40-50 năm tuổi Đảng, cho 2 vợ chồng đảng viên cao tuổi sinh hoạt tại Chi bộ thôn Khuổi Chậu, đó là đồng chí: Nguyễn Văn Chữ, sinh năm 1933, cán bộ quân đội nghỉ hưu, được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và đồng chí: Nguyễn Thị Đào, sinh năm 1932 đãnghỉ công tác ở địa phương, được trao tặng Huy
30/01/2007
Dũng cảm cứu người
Vào hồi 15h ngày 29.11, trên sông Lô tại km 10, xã Đạo Đức (Vị Xuyên), cháu Nguyễn Văn Nam đi kiếm củi ven bờ, bị trượt chân ngã xuống sông Lô. Không
25/12/2006
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Bình làm kinh tế giỏi
Theo bác Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường Minh Khai, chúng tôi đến thăm nhà anh Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1959, ở tổ 1 phường Minh Khai - TXHG.
24/01/2007
Khắc tinh của tội phạm miền cao nguyên đá
Đó là Đại uý Nông Đức Diễn - Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an huyện Đồng Văn. Tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân năm 1997, một năm sau anh nhận công tác tại địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với diện tích trên 70% là núi đá này những ngày đầu đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác.
23/02/2007