Hoa hậu Lương Thuỳ Linh chia sẻ cách kiểm tra tin giả
Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 Lương Thuỳ Linh cho rằng, để check tin giả cần tìm hiểu về nguồn, tác giả; thông tin trong bài và các nguồn uy tín khác.
Tối 23-11, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) phối hợp cùng Báo VnExpress và Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT đã tổ chức Chương trình Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam.
Chương trình nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Tin với thông điệp Tin trên mạng, tin cho đúng.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử. |
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết trong một tháng phát động, chiến dịch nhận được hơn 50 bài dự thi, với 150 triệu lượt xem, bên cạnh đó là hơn 100 bài hưởng ứng (không tham gia thi) với 280 triệu lượt xem.
Tổng cộng, đến nay có tới 1,5 triệu video gắn hashtag Anti Fake News trên nền tảng TikTok, đạt số lượt xem lên đến hơn 5 tỷ lượt.
"Con số ấn tượng này thể hiện sự chung sức của cộng đồng mạng với cơ quan nhà nước trong cuộc chiến chống tin giả"- ông Do nói.
Có mặt tại sự kiện, Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, Đại sứ Chiến dịch Tin Lương Thuỳ Linh chia sẻ, một trong những điều đáng sợ nhất trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng nổ là tin giả (fake news).
Hoa hậu dẫn chứng, năm 2022, nghiên cứu từ nhóm tác giả thuộc Đại học Oxford, được UNICEF công bố 76% thanh thiếu niên đối mặt với tin giả từ các nguồn trực tuyến ít nhất một tuần một lần. Con số này tăng 50% hai năm trước đó.
Theo Hoa hậu Lương Thuỳ Linh, điều này cho thấy công nghệ càng phát triển thì chúng ta càng tiếp xúc với nhiều tin giả.
"Nghệ sĩ thường là nạn nhân của tin giả, tin sai sự thật. Tin giả sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp của nghệ sĩ, tệ hơn là sức khoẻ tâm lý của họ"- Lương Thuỳ Linh bày tỏ.
Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 chia sẻ cách check tin giả. |
Cuối phần trình bày của mình, Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 chia sẻ cách check tin giả, bao gồm: nguồn và tác giả; thông tin trong bài và các nguồn uy tín khác.
Trong phần thảo luận Tin nên tin, ông Lê Quang Tự Do cho biết: "Chưa bao giờ chúng ta gặp tình trạng hậu kiểm như hiện nay. Tức là mọi người chia sẻ thông tin, sau đó mới có sự tham gia, kiểm tra kỹ lưỡng".
Theo ông Do, để hạn chế được tin giả, bản thân người dùng mạng phải có ý thức kiểm duyệt thông tin trước khi đăng.
Nói về cách đối diện với tin giả, ông Lê Quang Tự Do dẫn chứng, tâm lý học nghiên cứu con người nhận bình phẩm về mình trên một lần là quá giới hạn chịu đựng. "Nhưng từ khi có mạng xã hội, một người có thể nhận một triệu bình luận nói xấu của mình"- ông Do nói.
Trong khi đó, có những người chưa bao giờ được trang bị kiến thức, kỹ năng đối phó với những lời bình phẩm, nhận xét như vậy. Do đó ông Do khuyên các bạn trẻ đừng tin gì trên mạng.
"Chúng ta đọc gì cũng check hai lần, thứ nhất là xem thông tin có uy tín, đáng tin hay không; thứ hai, tập phớt lờ, chấp thuận, không nên đối xử như những lời bình phẩm trực tiếp được, nếu không khó sống, khó tồn tại"- ông Do chia sẻ.
Cũng nói về tin giả, nhà sáng tạo nội dung Dino Vũ cho biết: Tin giả luôn hấp dẫn. Ngày còn trẻ mình cũng rất dễ tin. Nhưng khi lớn hơn, có sự phản biện và trải nghiệm tốt hơn, mình biết cách xử lý, tin vào đâu hơn.
Tại sự kiện, ban tổ chức đã trao giải Cuộc thi Anti Fake News để tôn vinh và trao thưởng cho những video xuất sắc. Top 10 video xuất sắc đã được công bố để bước vào Vòng Chung cuộc với kết quả cụ thể: Lê Phúc Thành - TikTok: Phúc Thành 22 Trần Thị Mỹ Uyên - TikTok: Trần Mỹ Uyên Nguyễn Thị Ngọc Hà - TikTok: Nghệ sĩ Hà Myo Thịnh Kim Lan - TikTok: Tiệm vàng Thịnh Kim Lan Phan Thanh Bữu Hòa - TikTok: Bữu Vi Vu Nguyễn Ngọc Thắng - TikTok: Thắng Múc Bang Nguyễn Thị Diệu Linh - TikTok: Linh Barbie Lê Thị Khánh Linh - TikTok: Béo mà cháy Nguyễn Ngọc Hoàng Oanh - TikTok: Oanh Gấu Nguyễn Văn Thanh Ngọc - TikTok: Lăn cùng Nuchuu |
Theo plo.vn
Ý kiến bạn đọc