Tổng tuyển cử 1946 - mốc son của thiết chế dân chủ

12:30, 07/01/2025

Cách đây 79 năm, ngày 6/1/1946 - cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đánh dấu mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu một kỷ nguyên mới: "Độc lập, tự do và dân chủ".

Đây là một sự kiện trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới; là sự khởi đầu và phát triển của Quốc hội, một thiết chế dân chủ, trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Ngày 5/1/1946, một ngày trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, tờ báo Cứu Quốc đăng lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình. Ngày mai, dân ta sẽ được tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình và gánh vác việc nước. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do".

Sáng 6/1/1946, tổng tuyển cử diễn ra ở cả 71 tỉnh, thành trên cả nước. Bằng lá phiếu của mình, cử tri cả nước đã trực tiếp bầu ra Quốc hội đầu tiên với 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau.

Với sự thành công của cuộc tổng tuyển cử, lần đầu tiên Việt Nam có Quốc hội, có Chính phủ thống nhất, có một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý.
Với sự thành công của cuộc tổng tuyển cử, lần đầu tiên Việt Nam có Quốc hội, có Chính phủ thống nhất, có một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý.

5 tháng sau ngày độc lập, sự thành công của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên giữa những khó khăn thách thức chưa từng có lúc bấy giờ đã tạo niềm tin hơn cho nhân dân đối với chính quyền nhà nước non trẻ.

"Cuộc tổng tuyển cử đã thu hút được từ 80% - 95% cử tri tham gia bầu cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của Việt Nam, với tinh thần là Quốc hội lập hiến. Sự sáng suốt của Đảng và Bác Hồ qua tổng tuyển cử năm 1946 đặt một niềm tin tuyệt đối vào nhân dân. Nếu khơi dậy được sức mạnh của nhân dân Việt Nam thì tất cả mọi kẻ thù có thể đánh thắng, mọi khó khăn có thể vượt qua", PGS. TS. Đinh Xuân Thảo (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội) cho biết.

Với sự thành công của cuộc tổng tuyển cử, lần đầu tiên Việt Nam có Quốc hội, có Chính phủ thống nhất, có một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế về đối nội và đối ngoại.

"Đây là cuộc bầu cử theo thể chế, theo những nguyên tắc dân chủ đầu tiên, không chỉ trong lịch sử Việt Nam, mà trong lịch sử toàn châu Á, đưa chế độ của chúng ta xác lập sau Cách mạng tháng 8 thành chế độ cộng hòa dân chủ nhân dân được chính thức hóa, được chính đáng hóa theo những nguyên tắc, thể chế của nền dân chủ thế giới", GS.TS. Phạm Hồng Tung (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay.

Cuộc tổng tuyển cử thành công cũng là lời tuyên bố về vị thế của một Nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

30 năm sau, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ 2 vào ngày 25/4/1976 mới tổ chức được trên phạm vi cả nước, một năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Từ đó tới nay, Quốc hội vẫn nhất quán, xuyên suốt ý chí đại diện cho lợi ích, cho nguyện vọng của toàn thể nhân dân, toàn thể dân tộc.

Theo VTV.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dấu ấn của “Đề cương cách mạng miền Nam”
Gần 60 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 26 năm là Bí thư thứ nhất rồi Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn đã để lại những dấu ấn đậm nét. Đặc biệt, đồng chí được mệnh danh là một trong những “kiến trúc sư” của sự nghiệp giải phóng miền Nam và bản “Đề cương cách mạng miền Nam” chính là phác thảo ban đầu.
30/07/2024
55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương vĩ đại trong cuộc đấu tranh của các dân tộc trên thế giới chống lại sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân và đế quốc vì độc lập và tự do. Đây là lời khẳng định của quyền Tổng bí thư Đảng Cộng sản Argentina, Jorge Kneyness.
29/08/2024
Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với lời thề vì nước vì dân
Ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - Ðội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
25/11/2024
Thành lập quân tình nguyện Việt Nam tại Lào - tầm nhìn chiến lược của Đảng
Ngày 30-10-1949, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp, trong đó bàn về vấn đề Lào - Miên. Hội nghị tiến hành kiểm điểm tình hình và chủ trương công tác giúp Lào - Miên trong những năm 1945 - 1949; đề ra những nhiệm vụ cần kíp của cách mạng Lào - Miên; đồng thời xác định rõ vấn đề tổ chức chỉ đạo và danh nghĩa của bộ đội Việt Nam hoạt động ở Lào - Miên.
22/10/2024