Ngày 17/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh nói rõ về nhiệm vụ đánh phá các sân bay của địch. Chiến trận tại Xuân Lộc-Long Khánh diễn ra ác liệt.
Ngày 16/4/1975, ta đập tan tuyến phòng thủ Phan Rang của địch, giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã giành chiến thắng tại Phan Rang.
Ngày 14/4/1975, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiến công tuyến phòng thủ Phan Rang của địch. Bộ đội đặc công hải quân và Quân khu 5 giải phóng đảo Song Tử Tây. Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 13/4/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Sài Gòn-Gia Định đề nghị Bộ Chính trị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Tổng Tư lệnh điện cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh chuyển cách đánh.
Ngày 12/4/1975, Quân khu 9 tăng cường các cuộc tiến công vào các căn cứ địch. Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định ra nghị quyết chuẩn bị cho chiến dịch và giao nhiệm vụ cho các đơn vị, các lực lượng phối hợp với các cánh quân chủ lực.
BHG - Cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước 1954 - 1975 là một trang sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Hà Giang những năm tháng kháng chiến cùng miền Bắc khẳng định vai trò là hậu phương chi viện cho miền Nam ruột thịt, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975.
BHG - Hà Giang – mảnh đất địa đầu cực Bắc Tổ quốc, không chỉ mang vẻ đẹp hùng vĩ của núi non trùng điệp mà còn ẩn chứa bề dày lịch sử đáng tự hào. Từ một vùng biên giới xa xôi đầy khó khăn, Hà Giang từng bước khẳng định vị thế quan trọng đối với quốc phòng, kinh tế và văn hóa của Việt Nam.
Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
Ngày 6/4/1975, Thường vụ Trung ương Cục miền nam ra chỉ thị đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng thành thị. Thành ủy Sài Gòn-Gia Định ban hành tài liệu “Những việc cần làm ngay trong các giai đoạn trước, trong và sau khi thành phố được giải phóng”.
Ngày 5/4/1975, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị giải phóng miền nam trước mùa mưa, cánh quân Duyên Hải gồm Quân đoàn 2 và Sư đoàn 3 Quân khu 5, được thành lập. Bộ đội Trường Sơn tập trung lực lượng khẩn trương vận chuyển quân và hàng hóa vào miền nam.