Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 5 năm 2015 - 2020 trên các lĩnh vực cụ thể
Lĩnh vực kinh tế
4- Phát triển thương mại, dịch vụ với tốc độ nhanh- Tiếp tục đầu tư và có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư để nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại như: Chợ cửa khẩu, siêu thị, chợ bán buôn, chợ đầu mối, chợ vùng nông thôn... Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”. Nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa địa phương. Phấn đấu đưa tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 10%.
- Khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải công cộng ở địa bàn có điều kiện, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và thông thương.
- Tăng cường các hoạt động thương mại biên giới qua các cửa khẩu, lối mở. Thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính hải quan, có cơ chế để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn.
5- Tập trung đầu tư, huy động các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang
- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết các khu chức năng Công viên Địa chất toàn cầu
- Cao nguyên đá Đồng Văn, khu dịch vụ du lịch giải trí cao cấp tại thành phố Hà Giang và lập các dự án đầu tư xây dựng.
- Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại vùng cao nguyên đá, các huyện phía Tây và trung tâm thành phố Hà Giang, nhằm phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn và di tích Quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì...; bảo tồn, khai thác, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo.
- Hoàn thiện cơ chế để kết nối và phát triển các tua - tuyến du lịch trong nội tỉnh và liên kết với các vùng trong và ngoài nước nhất là với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Phát triển đa dạng hoá các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, địa chất, tâm linh, nghỉ dưỡng,... gắn với các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng riêng có của Hà Giang.
- Tích cực tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực cho phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đặc biệt coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, thu hút 1,5 triệu lượt khách trở lên.
6- Khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo đề án đã phê duyệt. Khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã, tổ hợp tác tạo sự liên doanh, liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng ở khu vực nông thôn. Hằng năm, tổ chức tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật, đơn giản các thủ tục hành chính, minh bạch các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, về chính sách đất đai, thuế... tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tập trung vào khai thác các thế mạnh của tỉnh và chính sách ưu đãi của Trung ương.
(Còn nữa)
Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ý kiến bạn đọc