Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

Những điểm mới về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa

07:21, 05/07/2016

BHG- Kế thừa những nội dung của Đại hội XI, Đại hội XII có những điểm mới về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân như sau:

Thứ nhất, để nhân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự được thực hiện trên thực tế thì “dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”. Đây thực sự là sự phát triển tư duy của Đảng ta một cách toàn diện về phát huy và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII còn nhấn mạnh khi xây dựng các quyết sách thì cần “Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân”.

Thứ hai, Đại hội XII nhấn mạnh cần tập trung thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Điểm mới của Đại hội XII là vấn đề  thực hiện quyền con người và đề cao đạo đức xã hội. Báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư trình bày đã nêu rõ yêu cầu: “bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013... Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội.

Thứ ba, Đại hội XII nhấn mạnh nhiệm vụ cần thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thứ tư, so với Đại hội XI, điểm mới trong Đại hội XII là đã tìm được điểm mấu chốt trên phương diện phát huy và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa. Báo cáo chính trị Đại hội XII xác định: “Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội”.

Thứ năm, Đại hội XII nhấn mạnh: “Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội; quy định về Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các quy định, quy chế chế khác”.

(Còn nữa)

(Theo tài liệu của BTG T.Ư)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016)

BHG - Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Đổi mới là một quá trình liên tục, đánh giá 30 năm đổi mới cần có cách nhìn tổng thể, xuyên suốt.

28/06/2016
Mục tiêu tổng quát và động lực phát triển đất nước 5 năm (2016 - 2020)

1. Dự báo tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới

Văn kiện dự báo chung:Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. 

25/06/2016
Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI

LTS: Thực hiện chỉ đạo của Ban tổ chức Cuộc thi viết Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; để các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, nhân dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang có thêm tài liệu (*) tham khảo, Báo Hà Giang mở Chuyên mục "Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI" vào các số báo ra thứ Ba, thứ Bảy hàng tuần.

21/06/2016