Những điểm mới về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đại hội XII xác định: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.Về phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đại hội XII xác định: Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao hơn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Điểm mới nổi bật trong phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được
Đại hội XII xác định so với Đại hội XI là “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”.
Kế thừa Đại hội XI, Đại hội XII hoàn thiện hệ thống nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó có những nhiệm vụ, giải pháp mới, nổi bật là:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện pháp triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực Nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
Thứ ba, xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền.
Thứ tư, thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lý. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính.
(Còn nữa) (Theo tài liệu của BTG T.Ư)
Ý kiến bạn đọc