Những thành tựu của nền giáo dục nước nhà

09:39, 26/10/2022

BHG - Trong vòng hơn một tháng qua, hệ thống các nhà trường trong cả nước đã đồng loạt tổ chức khai giảng năm học 2022 – 2023. Ở Việt Nam, ngày khai giảng không chỉ có ý nghĩa bắt đầu năm học mới, mà còn là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Vậy nhưng, với những kẻ có trái tim “không cùng nhịp đập” với dân tộc, mọi điều tốt đẹp, đều bị chúng xuyên tạc, hướng lái theo chiều hướng tiêu cực; nhằm bôi nhọ, phủ nhận thành tựu của nền giáo dục Việt Nam; xuyên tạc chủ trương, đường lối và phủ nhận vai trò của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp giáo dục.

Bà con nông dân học chữ bằng cách viết lên đất, sau Cách mạng tháng Tám. (Ảnh tư liệu)
Bà con nông dân học chữ bằng cách viết lên đất, sau Cách mạng tháng Tám. (Ảnh tư liệu)

Cần khẳng định rằng, ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khi đất nước phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có đến 95% dân số không biết chữ. Xác định tầm quan trọng của giáo dục, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề “diệt giặc dốt” và xác định đây là một trong 6 nhiệm vụ cấp bách của nước ta lúc bấy giờ. Trải qua một giai đoạn gian nan trường kỳ kháng chiến, cùng với những chiến công vang dội chấn động địa cầu của dân tộc như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến thắng mùa Xuân năm 1975, nền giáo dục nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển của đất nước. Nước ta đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2010; giáo dục Mầm non đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi và giáo dục phổ thông có chuyển biến tích cực, được thế giới công nhận. Đối với những nhóm yếu thế trong xã hội, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để bảo đảm việc tiếp cận giáo dục.

Học sinh tiểu học học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19
Học sinh tiểu học học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19

Việt Nam là nước đầu tư cho giáo dục cao trên thế giới, có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011 - 2020, trung bình đạt khoảng 17 – 18%, có năm gần 19%. So với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singapo (19,9%)…, mức chi ngân sách nhà nước của Việt Nam là không thấp. Tính theo tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức chi cho giáo dục của nước ta hằng năm tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong khối ASEAN: Campuchia 1,9%, Singapo 2,9%, Lào 3,3%. Cùng với đó, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Trong các kỳ thi Olympic quốc tế: Toán, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Tin học… các thí sinh của Việt Nam đều đạt giải cao. Tháng 11/2021, Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025. Theo bảng xếp hạng The Impact Rankings được Tạp chí Times Higher Education (THE) công bố vào tháng 4-2022, nước ta có 7 cơ sở giáo dục vào top 1.000 trường đại học có ảnh hưởng thế giới. Những nỗ lực phát triển giáo dục của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Để nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập quốc tế thì cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, huy động các nguồn lực cho giáo dục. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời, tích cực khắc phục những hạn chế, yếu kém; bên cạnh đó, cần tiếp thu, cập nhật các tri thức, giá trị tiến bộ về giáo dục của thế giới. Mặt khác, cần phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận thành quả của nền giáo dục Việt Nam.

ĐẶNG CÔNG THÀNH (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội
BHG - Ngay từ khi thành lập, tháng 2/1930, trong Cương lĩnh chính trị, Đảng ta đã chủ trương tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Qua hơn 90 năm lãnh đạo đất nước vượt lên muôn vàn thử thách và có những lúc tưởng như ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng đất nước ta vẫn vững vàng. Và thành quả hôm nay, giữa thế giới đầy biến động, Việt Nam đang vững vàng phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị. Đó lời khẳng định về thành quả lãnh đạo đầy vẻ vang, tự hào của Đảng. Đồng thời khẳng định con đường đi lên CNXH là mục tiêu kiên định, không thay đổi ở Việt Nam.
29/06/2022
Kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
BHG - Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là một bài viết rất quan trọng, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn sinh động  về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chứa đựng nhiều ý nghĩa, là một thông điệp khẳng định mạnh mẽ ý chí của Đảng và nhân dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.
29/05/2022
Ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và nhân dân về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
BHG - …Có thể khẳng định, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa rất quan trọng đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh Đảng ta đang đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức, tư tưởng về những nội dung của Nghị quyết Đại hội XIII, vừa trực diện đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, tỏa sáng những giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
26/05/2022
Nâng cao hiệu quả phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
BHG - Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung và Việt Nam nói riêng, các thế lực thù địch xác định phá hoại tư tưởng là “mặt trận hàng đầu”, là “con đường ngắn nhất” nhằm hiện thực hóa âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN. Chúng ráo riết triển khai các hoạt động phá hoại tư tưởng, lý luận nhằm vào đội ngũ cán bộ, đảng viên (CBĐV), từ đó tạo tiền đề để tiến hành các hoạt động chống phá hoặc tìm cách hướng lái đường lối, chính sách phục vụ cho lợi ích của chúng.
25/07/2022