Lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

15:21, 31/03/2021

BHG - Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9.1.2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới”, nhận thức của người dân khu vực biên giới ngày càng được nâng cao, thế trận biên phòng toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc. 

Cán bộ Đồn Biên phòng Lũng Cú (Đồng Văn) tuyên truyền pháp luật cho người dân xã Má Lé.
Cán bộ Đồn Biên phòng Lũng Cú (Đồng Văn) tuyên truyền pháp luật cho người dân xã Má Lé.

Những năm trước đây, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia chưa có tính thống nhất, nhưng đã xuất hiện nhiều mô hình như: Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới; tiếng mõ an ninh, chiếc gậy an toàn... Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, như: Nhận thức về vị trí, vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia ở các đội tự quản, tổ tự quản và cá nhân, hộ gia đình tự quản vẫn còn khác nhau; các phong trào, mô hình do nhân dân xây dựng hoạt động mang tính chất tự phát, thiếu đồng bộ và tính thống nhất cao... Trong khi đó, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm trên biên giới có nhiều diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Do đó, việc phát huy sức mạnh của toàn dân, đặc biệt là vai trò của nhân dân ở khu vực biên giới cùng với BĐBP triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi có tính thống nhất và lâu dài. Chỉ thị số 01 ra đời là bước phát triển mới, hoàn thiện và cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đồng thời, là cơ sở pháp lý cho các cấp, ngành, các lực lượng, cấp ủy, chính quyền địa phương tạo ra phong trào sâu rộng trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn toàn tỉnh nói riêng.

Ngay khi Chỉ thị 01 được ban hành, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các Đồn Biên phòng triển khai kế hoạch, tổ chức tập huấn để nhanh chóng đưa nội dung chỉ thị đi vào thực tiễn. Đến nay, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện biên giới ký kết nghĩa toàn bộ 34/34 xã, thị trấn biên giới với các cụm dân cư biên giới phía đối diện; 12/12 Đồn Biên phòng đã ký kết nghĩa với lực lượng bảo vệ biên giới các trạm đối diện. Các mô hình, phong trào như “Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới”; “Tổ tự quản an ninh, trật tự thôn (xóm) bản” và nội dung “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” được duy trì có hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn biên giới của tỉnh có 107 tổ tự quản; 856 cá nhân, hộ gia đình đăng ký tham gia tự quản trên 277 km đường biên giới, 442 mốc quốc giới. Các tập thể, cá nhân đăng ký tham gia tự quản đã nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn, kịp thời thông tin cho lực lượng BĐBP, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vi phạm pháp luật để giải quyết ngay tại cơ sở. Bên cạnh đó, chính quyền, nhân dân địa phương khu vực biên giới cũng tích cực tham gia cùng BĐBP trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhân dân trên địa bàn biên giới đã đồng hành cùng BĐBP trong việc kiểm soát chặt chẽ biên giới, đấu tranh với hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan qua biên giới vào nước ta. 

Từ những kết quả đạt được và cách làm phù hợp, đã tạo ra sức lan tỏa sâu rộng để cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực biên giới tham gia cùng BĐBP xây dựng quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia; làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.

Bài, ảnh: Tiến Thắng (BĐBP Hà Giang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gương sáng bảo vệ an ninh biên giới

BHG - Sinh sống tại thôn Bản Máy, xã Bản Máy (Hoàng Su Phì), ông Hoàng Xín Phủ là tấm gương điển hình tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc cũng như giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn. Những năm qua, người dân nơi đây luôn dành cho ông tình cảm quý mến, trân trọng, coi ông là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.

 

30/03/2021
Tinh thần xung kích của tuổi trẻ Đồn Tùng Vài

BHG - Những năm qua, tuổi trẻ Đồn Biên phòng Tùng Vài không ngừng nỗ lực triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa, góp phần cùng toàn lực lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia. 

29/03/2021
Phát huy sức trẻ bảo vệ biên cương

BHG - Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn công tác cũng như trong thực hiện phong trào Đoàn; những năm qua, Đoàn Thanh niên xã Minh Tân (Vị Xuyên) đã tích cực phối hợp với các lực lượng đóng chân trên địa bàn tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự và giữ vững chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.  

29/03/2021
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Công an - Quân sự - Biên phòng

BHG - Thực hiện Nghị định 03/2019/NÐ-CP, ngày 5.9.2019 của Chính phủ về "Phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng"; thời gian qua, 3 lực lượng Công an - Quân sự - Biên phòng tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh.

29/03/2021