Một vài chấm phá trong bức tranh đời tư của Bác (Tiếp theo số báo ra ngày 22.8 và hết)

17:28, 28/08/2019

BHG - …Một chi tiết riêng tư của Bác mà chúng ta nên hiểu cho đúng, đó là chuyện của Bác với cô Huệ (Lê Thị Huệ) - tên của một loài hoa và tên của một người con gái Bác luôn giữ trong tim. Chính cô Huệ là người tiễn Bác đi tìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng.

Lúc tiễn đưa, cô vẫn cầm tay Bác và khóc. Cô hỏi Bác một câu, anh Ba có dặn thêm em điều gì nữa không? Bác trả lời: Chuyến đi này rất xa, và cũng rất lâu, không hẹn trước được ngày về cho nên tôi không nỡ làm khổ cuộc đời Út Huệ. Tôi chỉ cầu mong Út Huệ bình yên, mạnh khỏe và hạnh phúc. Mối tình vừa chớm nở thì Bác phải hy sinh vì việc nước, việc dân. Cô Huệ với Bác học cùng một thầy, thầy ấy lại là bố của Bác nên mới quý nhau từ đó. Sau này cô Huệ đã đưa chị Bác lặn lội vào tận Cao Lãnh tìm mộ cha.

 

Khi nhận kỷ vật Bác trao là chiếc lược chải tóc, được Bác giữ từ khi mẹ Bác còn sống, bây giờ mẹ Bác mất rồi nên Bác trao lại cho cô Huệ. Cầm chiếc lược Bác trao, cô Huệ cứ vậy mà khóc, và nói với Bác một câu mà sau này nó thành vận mệnh của cả 2 người, đó là: Nếu anh còn sống thì hãy cố về tìm lấy nhau. Cả cuộc đời cô Hệ đi tìm Bác, và cả cuộc đời Bác thương nhớ cô Huệ. Việc đó được thể hiện qua chi tiết đó là: Hằng ngày Bác luôn chăm sóc khóm hoa Hồng, hoa Huệ; Bác hay tặng hoa Hồng, hoa Huệ cho các cháu thiếu nhi mà chúng ta ít để ý. Ngày tết, Bác là Chủ tịch nước, Bác thường hóa trang thành một nông dân ra chợ Đồng Xuân tìm mua mấy bông Huệ về thắp hương cho mẹ (mẹ Bác mất vào ngày ông Công, ông Táo).

Tại sao Bác có đôi mắt rất sáng, nhưng lúc về già cứ đượm buồn nhìn về chân trời phương Nam, mà các đồng chí lãnh đạo Đảng thương Bác cứ nấn ná ở lại với Bác không muốn về. Bác bảo muộn rồi các chú về nhà đi, đừng để các thím mong, các cháu đợi. Bác ở đây một mình cũng được. Thứ Bảy, chủ Nhật cho các cháu vào chơi với Bác là được rồi. Ta nhớ bài thơ của Tố Hữu, trong đó có câu: Hoa ơi, con gái của cha/Cha nâng con nhé, làm hoa mừng Người. Con gái Tố Hữu khi còn bé Bác đã bế trên tay, sau này trở thành một Tiến sỹ Văn học.

Hơn thế nữa, là tại sao Thư ký Vũ Kỳ hàng đêm vẫn vào tắt đèn cho Bác ngủ ngon giấc, tắt đài cho Bác nhưng những lúc ấy Bác chưa ngủ và Bác đều dặn Thư ký cứ để tiếng đài cho Bác nghe cả đêm cũng được như có tiếng người bên cạnh vậy. Điều đó ta mới thấu hiểu nỗi cô đơn của Bác đến chừng nào. Nhất là khi Bác hỏi chúng ta – Các chú có biết tin tức gì về cô Huệ không? Kể cho Bác nghe, đừng giấu Bác. Chúng ta dè dặt lắm, chỉ thưa Bác là không biết nhiều, nhưng có một điều chắc chắn là cô Huệ đã đi tu rồi Bác ạ. Vậy là Bác khóc, dằn vặt cả đêm không ngủ.

Trở lại câu chuyện của Bác và cô Huệ lúc tiễn đưa Bác đi tìm đường cứu nước, sau này những năm tiến gần tới Cách mạng tháng Tám thì Bác bị bắt trên đường sang Trung Quốc. Trên người Bác không mang theo một giấy tờ gì, có mỗi giấy thông hành thì hết hạn. Quân lính tưởng là hán gian nên bắt Bác ngay, giam Bác hơn 30 nhà tù ở Quảng Tây mênh mông rộng lớn của Trung Quốc. Nhật ký trong tù cũng được Bác viết vào giai đoạn này. Đọc nhật ký chúng ta mới thấy nỗi khổ của Bác như thế nào. Khi ra tù Bác còn phải tập leo núi để lấy lại sức khỏe về với dân, với nước. Và chúng ta có ngờ đâu, trong những ngày Bác ngồi tù thì báo chí đã đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù. Chẳng may cô Huệ nghe được tin và nghĩ đó là sự thật nên rất đau đớn và bỏ đi tu. Thế cho nên khi nghe nói cô Huệ đi tu, Bác đã khóc. Cô Huệ đi tu ở tận tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ở núi Thị Vải có ngôi chùa vắng lặng, yên tĩnh. Cô nương nhờ cửa phật, xuống tóc đi tu. Trước khi xuống tóc, cô Huệ luôn cầm chiếc lược mà Bác tặng năm xưa dưng dưng nước mắt. Tình cảm của Bác với cô Huệ thuần túy về mặt tinh thần chứ không phải cuộc sống vợ chồng như chúng ta hiểu ngày hôm nay.

Năm cuối cùng đời Bác, Bác linh cảm sẽ ra đi cho nên Bác cho những người giúp việc về quê ăn Tết, năm đó Bác đích thân tặng quà Tết cho từng người, từ gói bánh cho các cháu nhỏ cho đến quà tặng các cụ già. Bác chỉ giữ 1 người phục vụ. Chiều 30 Tết, Bác đưa cho đồng chí phục vụ 1 cái bánh trưng, 1 gói mứt, bao thuốc lá và gói chè, ngày xưa ngày Tết chỉ giản dị vậy. Bác bảo năm mới sắp đến rồi, Bác mừng tuổi cho chú. Sáng mai mùng 1 Tết chú nhớ dậy sớm đến xông nhà cho Bác, Bác sống một mình nhưng Bác cũng muốn có nhu cầu sống như một gia đình nên Bác coi ngôi nhà này như nhà của mình. Và sáng hôm sau đồng chí phục vụ đến sớm cùng Bác đun nước, pha trà để đón khách đến chúc Tết Bác…

Và đến phút Bác ra đi thanh thản, nhẹ nhàng: Lời Di chúc gửi, êm bên gối/Quên nỗi mình đau, để nhớ chung. Một con người suốt cả cuộc đời không một chút riêng tư, không một vết gợn, toàn thiện, toàn mỹ. Cho nên chúng ta yêu thương Bác bao nhiêu thì cũng xót xa cho cô Huệ bấy nhiêu, vì cũng là một phần trong sự sống tinh thần của Bác.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những điều Bác căn dặn về Đảng ta

BHG - Trong Di chúc, Bác căn dặn Đảng ta phải thu xếp công ăn, việc làm cho thanh niên xung phong, bộ đội phục viên, xuất ngũ về quê hương, gia đình; bồi dưỡng cách mạng cho thế hệ sau là một việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết. Riêng phụ nữ, Bác dặn phải chủ động vươn lên, khắc phục tự ti và mặc cảm để giành quyền bình đẳng. Trong đó, Bác yêu cầu chính quyền các cấp phải chăm lo đến sự tiến bộ của phụ nữ

28/05/2019
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có nhiều câu chuyện cảm động về Bác với Đảng để chúng ta noi gương. Là lãnh tụ của Đảng nhưng Bác sinh hoạt chi bộ rất đều đặn, trong thực tế hiện nay nhiều khi vì công việc bận rộn mà ta ít để ý chuyện sinh hoạt chi bộ cơ sở. Bác sinh hoạt chi bộ với những đảng viên rất bình thường như lái xe, phục vụ, bảo vệ… mà Bác biết trình độ anh em còn hạn chế nhưng Bác luôn hòa mình vào quần chúng.

28/01/2019
Những câu chuyện của Bác gắn với dân chủ

BHG - Có rất nhiều câu chuyện cảm động của Bác Hồ về dân chủ. Chúng ta biết rằng, năm cuối đời, sức khỏe giảm sút, nhưng Bác kiên trì luyện tập thân thể để tiếp tục làm việc. Sáng nào Bác cũng dậy sớm tập thể dục. Cán bộ T.Ư Đảng đi làm rất sớm bằng xe đạp, thấy Bác liền xuống xe chào Bác, có những đồng chí nữ còn xúc động ngã xe, Bác lại tiến gần đỡ lên và nói: Các cháu lúc nào cũng gặp Bác ở đây, cứ đi làm bình thường, chỉ cần gật đầu với Bác...

27/03/2019
"Đảng ta là một cơ thể sống vì vậy cần xây dựng, chỉnh đốn để phát triển" (tiếp theo và hết)

BHG - Đảng cũng là con người chứ không phải siêu nhân, thần thánh, mà đã là con người thì có tốt, xấu, hay, dở, có khuyết điểm, ưu điểm, vì vậy chúng ta càng phải chỉnh đốn để Đảng trong sạch, vững mạnh. Trước việc cán bộ lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân, Bác chỉ trích rất sớm, ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Bác chỉ ra...

27/02/2019