Có trong tim dáng hình Tổ quốc!

08:11, 24/06/2014

HGĐT- Lũng Cú - vùng đất cực Bắc của Tổ quốc, đã có bao nhiêu truyền thuyết đáng tự hào. Để rồi, mỗi ai đặt chân lên mảnh đất địa đầu đều thấy cảm giác thiêng liêng đến nghẹn lòng, thấy ấm lòng, tin yêu Tổ quốc mình hơn. Tuy chưa được đến Trường Sa, Hoàng Sa, song tôi tin rằng, khi ai đến 2 quần đảo này cũng sẽ chung cảm giác như lên Lũng Cú. Trong nắng sớm hay trong sương mù, lá cờ Tổ quốc tung bay, như ngọn lửa bất diệt, kiêu hãnh giữa bầu trời biên cương, khẳng định chủ quyền Tổ quốc.


Có lẽ, khi đứng bên cột cờ Lũng Cú hay cột mốc chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, ngắm sắc cờ Tổ quốc đỏ tươi, người ta mới hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của lá cờ, bởi đó là hồn thiêng sông núi của Tổ quốc, biểu tượng của sức mạnh, lòng tự hào, ý chí quật cường của cả dân tộc. Vọng nghe âm hưởng bức thông điệp gửi các thế hệ concháu mai sau hãy tiếp tục giữ vẹn toàn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.


Trong ký ức của mỗi người dân biên giới, hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng không chỉ ngày đêm cầm chắc tay súng gìn giữ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia, gìn giữ sự bình yên cho quê hương, đất nước, mà còn là chỗ dựa tin cậy, gần gũi, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng làng, bản văn hoá, gia đình văn hoá, góp phần đẩy lùi nghèo nàn và lạc hậunơi biên cương của Tổ quốc. Cùng với Biên phòng, những người lính Hải quân, Cảnh sát Biển hình ảnh của họ luôn khắc sâu trong triệu triệu con tim đất Việt.


Những tháng năm trải nghiệm nơi biên cương cực Bắc, với tôi, không có hình ảnh nào đẹp như người lính biên phòng. Qua báo chí, hình ảnh người lính hải quân trước sóng gió biển khơi cũng đẹp lắm chứ.


 
Giữa sương mù gió lạnh, giữa khó khăn, vậy mà vẫn có những đêm văn nghệ “Cây nhà lá vườn” nơi cực Bắc Tổ quốc đầy ấn tượng. Rồi cả Lửa trại, tình người, xua tan rét giá nơi cực bắc. Giữa nắng nóng ở đảo, cũng không thiếu những đêm văn nghệ...


Trái với nơi cực Bắc Tổ quốc: mùa Đông lạnh thấu xương, sương mù dày đặc tưởng như sắn ra được từng mảnh, rồi tuyết, thì ở đảo nắng nóng. Ở đảo là cát và san hô, nơi cao nguyên chỉ có đá và đá, thiếu nước luôn là vấn đề nan giải. Những năm trước đây, ai đã từng lên Đồn Biên phòng Lũng Làn, mới thấy một ca nước được quí biết nhường nào. Đá và đá, những cây xương rồng vẫn sinh sôi- Đảo nắng gió, cát và cát- cây Phong ba vẫn vững vàng. Phải chăng những người lính Biên phòng và những người lính Hải quân, Cảnh sát biển cũng như những cây xương rồng, những cây phong ba kia? Mặc thời tiết khí hậu khắc nghiệt, vật chất tinh thần thiếu thốn nhưng họ vẫn vượt qua tất cả, vì sự bìnhyên biên giới. Dù ở hai nơi khác nhau, thực hiện hai nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau nhưng những người lính đảo, Biên phòng luôn cùng điểm chung nhất, đó là họ luôn bất chấp gian khổ, vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc. Những gian lao ấy không làm con người chìm lấp mà in đậm hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ. Cho dù vất vả, gian khó đến mấy, họ vẫn chắc tay súng, canh giữ vùng trời vùng biển của đất nước. Họ như hòn đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão biểu trưng cho sự sống Trường Sa, Hoàng Sa – kiên cường, vững chãi. Trong họ luôn khắc ghi sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ, giữ vẹn toàn lãnh thổ, sự tường tồn của dân tộc.


Gian khổ là thế, nhưng họ luôn lạc quan yêu đời, được dự những đêm lửa trại, sinh nhật của người lính Biên phòng nơi cực Bắc Tổ quốc, mới thấy họ vô tư đến lạ, hơn cả ấy là sự ấm áp của tình đồng đội, của bà con địa bàn.


Tự hào về quá khứ, hiện tại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, ta không thể nào quên được những tháng ngày gian khổ, hi sinh của những người lính ở mọi miền đất nước nói chung, Lũng Cú và Trường Sa- Hoàng Sa nói riêng. Mong rằng những người lính Biên phòng, những người lính đảo xa luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vinh quang mà Tổ quốc giao phó. Với chúng ta, Lũng Cú- Trường Sa mãi mãi là nhịp đập của trái tim mình. Bởi nơi ấy in sâu dáng hình Tổ quốc!


Vâng, tôi mong rằng sẽ một lần được đến Trường Sa để cảm nhận và chứng kiến cuộc sống của những người lính đảo.


HOA SIM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về Kim Thạch ngắm bức tranh quê
HGĐT- Vượt đỉnh dốc Phú Linh, rẽ trái, theo con đường liên xã được rải nhựa êm mượt, uốn lượn theo những sườn đồi khoảng 10 km là đến trung tâm xã Kim Thạch (Vị Xuyên). Bước vào địa bàn xã, trải rộng trước mắt là màu xanh sẫm ngút ngàn của đồi keo, đồi mỡ, rừng cọ; màu xanh non của lúa, ngô, rau, đậu. Ẩn hiện trong đó là những nếp nhà sàn, mái lợp lá cọ, lợp ngói đỏ truyền
30/05/2014
Ấn tượng Cao nguyên đá
HGĐT- Ngày 12 và 13.4.2014, Báo Hà Giang cùng lúc tổ chức 2 sự kiện: Đăng cai Hội thảo Báo Đảng khu vực trung du miền núi phía Bắc lần thứ XVI - năm 2014 với chủ đề “Tuyên truyền phát triển du lịch - dịch vụ góp phần phát triển kinh tế xã hội” và Kỷ niệm 50 năm thành lập - Báo Hà Giang ra số báo đầu tiên. Một cuộc tụ hội đồng nghiệp ý nghĩa và thật ấn tượng tại Công viên Địa
30/05/2014
Giới thiệu tác phẩm mới
LTS: Giữa tháng 5.2014, Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Phú Thọ cho ra mắt và gửi tặng các chiến sĩ Trường Sa Tập thơ “ Biển gọi”,được tập hợp từ trên 50 bài của trên 40 tác giả trong cả nước đoạt giải Cuộc thi Thơ: Biển đảo Việt Nam. Nhà thơ,Nhà báo Đặng Quang Vượng, Phó Tổng Biên tập Báo Hà Giang đoạt Giải Nhất chùm 3 bài. Báo Hà Giang trân trọng giới thiệu với bạn đọc 2
30/05/2014
Hội thảo xây dựng cuốn Lịch sử LLVT thành phố Hà Giang (1945 – 2013)
HGĐT - Vừa qua, Đảng ủy Quân sự thành phố Hà Giang tổ chức Hội thảo về xây dựng cuốn sách truyền thống LLVT thành phố, nhằm thẩm định những tư liệu lịch sử, lấy ý kiến tham gia đóng góp của các nhân chứng; các ban, ngành, đoàn thể để bổ sung, hoàn chỉnh.
29/05/2014