Có một vùng cao của thành phố Hà Giang đẹp như mơ

15:06, 02/09/2019

BHG - Lên với các thôn vùng cao gồm Nà Thác, Khuổi My và Lùng Vài của xã Phương Độ (T.p Hà Giang), du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước cảnh quan thiên nhiên đẹp không khác gì những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo hay Mù Căng Chải… Vượt quãng đường khoảng 15km từ trung tâm thành phố, ta có thể đặt chân đến độ cao từ 1.000 – 1.200m so với mực nước biển. Nằm trên dải Tây Côn Lĩnh, với khí hậu mát mẻ quanh năm, những thửa ruộng bậc thang, những rừng chè cổ thụ nơi đây thường bồng bềnh trong mây khói. Nhiều mái nhà sàn phủ rêu xanh cổ kính và lãng mạn. Bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, giúp 3 thôn vùng cao này có tiềm năng trở thành địa điểm du lịch cộng đồng, trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn.

 

 

Những thửa ruộng bậc thang ở các thôn Nà Thác, Khuổi My và Lùng Vài bồng bềnh trong mây trắng.
Những thửa ruộng bậc thang ở các thôn Nà Thác, Khuổi My và Lùng Vài bồng bềnh trong mây trắng.

                                                                 

 

           

Những mái nhà xanh rêu cổ kính là nét đặc trưng gần như chỉ có ở các thôn vùng cao của xã Phương Độ.
Những mái nhà xanh rêu cổ kính là nét đặc trưng gần như chỉ có ở các thôn vùng cao của xã Phương Độ.

 

 

 

 Chè Shan tuyết cổ thụ có nhiều tại thôn Nà Thác là sản vật nổi tiếng
Chè Shan tuyết cổ thụ có nhiều tại thôn Nà Thác là sản vật nổi tiếng

 

Thôn người Dao Lùng Vài nằm trên sườn dải Tây Côn Lĩnh huyền thoại.
Thôn người Dao Lùng Vài nằm trên sườn dải Tây Côn Lĩnh huyền thoại.

 

Bữa ăn với rau rừng, cá suối và những gia vị núi rừng của người Dao nơi đây sẽ khiến du khách nhớ mãi.
Bữa ăn với rau rừng, cá suối và những gia vị núi rừng của người Dao nơi đây sẽ khiến du khách nhớ mãi.

Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá

BHG - Là huyện vùng cao của tỉnh, với 17 dân tộc cùng sinh sống; trong đó,  phần lớn là đồng bào dân tộc Mông. Trước thực trạng bản sắc văn hóa truyền thống như: Kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán có nguy cơ bị mai một; huyện Đồng Văn đã thực hiện hiệu quả Đề án số 09 của BTV Tỉnh ủy về việc bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông giai đoạn 2017 – 2020. Qua đó, góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá; làm nên một Hà Giang đa sắc màu và ngày càng phát triển toàn diện.

 

30/08/2019
Đêm nhạc công bố các tác phẩm âm nhạc chào mừng Quốc khánh 2.9 và ngày Âm nhạc Việt Nam 3.9

BHG - Tối 29.8, tại Nhà khách Hà An, Chi hội Nhạc sỹ Việt Nam tỉnh Hà Giang phối hợp với Chi hội Âm nhạc, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức đêm nhạc công bố các tác phẩm âm nhạc chào mừng Quốc khánh 2.9 và ngày Âm nhạc Việt Nam 3.9. Đến dự có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; lực lượng vũ trang, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn.

 

30/08/2019
Nghề chạm bạc của người Nùng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

BHG - Theo quyết định số:2972/QĐ-BVHTTDL, ngày 27.8 , của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, nghề chạm bạc của người Nùng tại 2 xã Pờ Ly Ngài, Nàng Đôn (Hoàng Su Phì) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Làng nghề chạm bạc ở 2 xã Pờ Ly Ngài, và Nàng Đôn vốn từ lâu đã nổi tiếng với những nét hoa văn tinh sảo, chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh hoa lâu đời. Để làm được nghề này, người Nùng sử dụng nguyên liệu là bạc hoa xòe và bạc miếng, những dụng cụ chủ yếu như...

30/08/2019
"Bám đá" ươm mầm xanh tương lai

BHG - Pà Vầy Sủ (Xín Mần) là địa danh mà bất kỳ ai đã một lần đến sẽ không thể quên. Mảnh đất xa xôi và khắc nghiệt này là nơi đồng bào Mông sống kiên cường bám đá giữ biên cương; nơi mà các thầy, cô giáo "treo" mình trên đá để gieo con chữ cho những mầm xanh tương lai. Để đến được xã Pà Vầy Sủ, phải vượt 18 km đường ngoằn ngoèo bám theo những chân núi đá dựng đứng, và để đến được với điểm trường Seo Lử Thận phải mất thêm 8 km đường dốc, đất đá lổn nhổn. 

30/08/2019