Năng suất vượt trội trên những cánh đồng dồn điền, đổi thửa

13:19, 01/06/2023

BHG - Trên những cánh đồng vụ Xuân của huyện Quang Bình, nông dân bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mùa vụ năm nay bội thu thắng lợi, đặc biệt trên những cánh đồng dồn điền, đổi thửa, năng suất lúa cao vượt trội, ước đạt 62 - 65 tạ/ha. Đây là tín hiệu vui để huyện tiếp tục triển khai chủ trương tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hóa và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

Lúa trĩu bông trên cánh đồng dồn diền, đổi thửa thôn Trung Thành, xã Vĩ Thượng (Quang Bình).
Lúa trĩu bông trên cánh đồng dồn diền, đổi thửa thôn Trung Thành, xã Vĩ Thượng (Quang Bình).

Với phương châm 5 cùng (cùng giống, cùng làm đất, cùng cấy, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch), thời điểm này, lúa trên cánh đồng dồn diền, đổi thửa của thôn Trung Thành, xã Vĩ Thượng đã đỏ đuôi, chỉ còn ít ngày nữa là được thu hoạch. Ông Phan Việt Thắng, Bí thư Chi bộ thôn Trung Thành phấn khởi cho biết: “Đây là vụ đầu tiên 50 hộ dân trong thôn thực hiện dồn điền, đổi thửa với diện tích đạt hơn 8,5 ha. Những chân ruộng nhỏ, manh mún nay được Nhà nước hỗ trợ san bằng phẳng, thuận tiện trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, dễ lấy nước tưới, tiêu, đường giao thông nội đồng to, rộng, bà con làm nông nghiệp đỡ vất vả hơn trước nhiều”.

Đi trên cánh đồng lúa mênh mông, cầm những bông lúa chín vàng, nặng trĩu trên tay, ông Thắng cũng như bao người nông dân không dấu nổi niềm vui, năm nay dù thời tiết khắc nghiệt, khô hạn kéo dài nhưng lúa rất được mùa. Theo ước tính, năng suất lúa trung bình đạt 59 tạ/ha, nhưng trên thửa ruộng dồn điền, đổi thửa cao hơn 5 - 6 tạ/ha. Chờ ngày thu hoạch lúa, thôn đã sớm họp dân để triển khai, thống nhất phương án sản xuất vụ Hè -Thu. Các hộ có ruộng dồn điền, đổi thửa gieo cấy lúa nếp Lào Mu để tiến tới liên kết, tiêu thụ và xây dựng sản phẩm. Năm 2023, xã Vĩ Thượng dự kiến tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa 10 ha, bố trí lại cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao giá trị trên cùng một diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho người dân.

Nông dân xã Bằng Lang (Quang Bình) thu hoạch lúa chính vụ.                                                 Ảnh: MỘC LAN
Nông dân xã Bằng Lang (Quang Bình) thu hoạch lúa chính vụ. 

Thôn Hạ Thành, xã Bằng Lang là nơi đầu tiên của huyện thực hiện chương trình dồn điền, đổi thửa với diện tích đạt 5,1 ha. Từ năm 2015 đến nay, các hộ có ruộng trong khu vực dồn điền đã áp dụng sản xuất mạ khay, máy cấy, giải phóng sức lao động, giảm chi phí đầu tư cho người dân. Cũng nhờ việc dồn điền, đổi thửa, thôn quy hoạch lại được hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và có điều kiện để hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đồng chí Vũ Mạnh Tiềm, Chủ tịch UBND xã Bằng Lang cho biết: “Với kinh nghiệm sau dồn điền, đổi thửa, cấp ủy, chính quyền xã xác định làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, kiên trì thuyết phục người dân hiểu được lợi ích của chương trình trên. Mặt khác, phải đảm bảo công bằng, hợp tình, hợp lý trong phân chia lại ruộng đất, là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, vụ tới đây xã phấn đấu thực hiện thêm 13 ha, nâng diện tích dồn điền, đổi thửa lên 31,4 ha”.

Vụ Xuân năm 2023, toàn huyện gieo trồng 1.833 ha lúa, sản lượng ước đạt 10.800 tấn; trên 1.800 ha ngô, sản lượng ước đạt 6.700 tấn; trên 2.000 ha lạc, sản lượng ước đạt 5.600 tấn. Ngoài những vùng đã thực hiện, những diện tích mới dồn điền, đổi thửa tại thị trấn Yên Bình và xã Vĩ Thượng, cả 3 vụ sản xuất trong năm, người dân được thụ hưởng chính sách hỗ trợ 50% kinh phí mua giống các loại, phân bón hữu cơ vi sinh cải tạo đất, phân bón thâm canh cây trồng, vật tư làm mái che, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Đồng thời, được hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng bao bì, nhãn mác sản phẩm gạo nếp Lào Mu. Những ngày này, trên khắp các vùng quê, người dân đang thu hoạch lúa và các hoa màu ngắn ngày, không khí lao động diễn ra nhộn nhịp, khẩn trương, nhanh gọn để kịp thời triển khai kế hoạch sản xuất, dồn điền, đổi thửa vụ sau. Với sự cần cù, chăm chỉ, tư duy thay đổi trong sản xuất của người dân, năng suất, sản lượng các loại cây trồng ngày càng tăng, chắc chắn đảm bảo chỉ tiêu giá trị sản phẩm thu hoạch đạt 78 triệu đồng trên 1 ha đất trồng cây hằng năm - đồng chí Tăng Trung In, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình nhận định.

Bài, ảnh:  MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Xín Mần góp dòng vốn quý giúp người dân phát triển kinh tế
BHG - Với bề dày kinh nghiệm cùng với sự gắn kết bền vững với tam nông, Agribank Xín Mần luôn là địa chỉ tin cậy của người dân khi cần đến nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.
30/05/2023
“Giải cơn khát” miền cực Bắc

BHG - Kỳ đầu: Tái diễn điệp khúc… “mùa khát”. Khô hạn kéo dài, cây trồng khô héo, cuộc sống người dân lao đao vì thiếu nước… đang là hình ảnh miền đất cực Bắc đang phải gánh chịu. Đây là vấn đề cấp thiết, đặt ra “bài toán” đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của đồng bào biên cương. Mặc dù nhà nước đầu tư xây dựng “hồ treo”, bể chứa nước nhưng không khác gì “muối bỏ bể” khi biến đổi khí hậu ngày càng tác động nặng nề. Đâu sẽ là giải pháp chiến lược để giúp bà con “giải cơn khát” mùa khô?

30/05/2023
Hà Tĩnh tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư
Tại hội nghị, Hà Tĩnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 nhà đầu tư với 15 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 9.616 tỷ đồng.
28/05/2023
Đất cằn cho quả ngọt trên dải biên cương
BHG - Thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ huy Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 313 (Quân khu 2), những năm qua, các cơ quan, đơn vị trong Đoàn đã xây dựng, thực hiện nhiều mô hình tăng gia, sản xuất có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn đơn vị đứng chân. Trong đó, mô hình trồng Dâu tây của Đội Sản xuất và Xây dựng cơ sở chính trị (SX&XDCSCT) số 2 được coi là mô hình thử nghiệm thành công, cho năng suất, chất lượng cao, góp phần mở ra hướng phát triển sản xuất chuyên canh bền vững. Mô hình này được cấp ủy, chính quyền huyện Xín Mần và các xã trong vùng dự án ghi nhận, đánh giá cao.
28/05/2023