Đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

15:18, 06/05/2023

BHG - Thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đang đổi thay từng ngày.

Đồng bào dân tộc Cờ Lao xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) thu hái chè Xuân.
Đồng bào dân tộc Cờ Lao xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) thu hái chè Xuân.

Tỉnh ta có 19 dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 87,7%. Hầu hết, đồng bào các dân tộc sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt, thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách đầu tư hỗ trợ; đồng thời, với tinh thần đoàn kết, đồng thuận, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực triển khai hiệu quả các nguồn đầu tư, kết hợp với việc phát huy các thế mạnh từ nguồn lực địa phương, tạo nên diện mạo mới cho đời sống đồng bào các dân tộc.

Đầu năm 2023, những căn nhà được xây dựng từ nguồn vốn vay hỗ trợ theo Nghị định 28, ngày 26.4.2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025” đã dần hoàn thiện, đưa vào sử dụng. Trong căn nhà xây mới khang trang, anh Hai Văn Ban, thôn Bản Chè 2, xã Tân Tiến (Hoàng Su Phì) không giấu nổi niềm vui. Chỗ ở cũ của gia đình anh nằm bên sườn núi, năm 2022, sau một trận mưa bão, ngôi nhà bị đất, đá sạt vào khiến gia đình anh phải di dời khẩn cấp. Cuối năm 2022, anh được chính quyền địa phương và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hướng dẫn làm hồ sơ vay 50 triệu đồng theo chương trình cho vay của Nghị định số 28, anh vay mượn thêm của người thân để mua đất ở khu vực khác, đảm bảo an toàn và xây ngôi nhà cấp 4 kiên cố. Anh Hai Văn Ban phấn khởi cho biết: “Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã giúp gia đình có nhà ở an toàn, ổn định, không lo sợ mỗi khi đến mùa mưa bão. Gia đình tôi rất vui mừng và yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh ta đang tập trung thực hiện 10 dự án quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS như: Tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ chuyển đổi nghề; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS...

Triển khai thực hiện chương trình, năm 2023, T.Ư giao cho tỉnh tổng nguồn vốn 2.079.090 triệu đồng (trong đó, vốn đầu tư phát triển 917.326 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.161.694 triệu đồng). UBND tỉnh đã giao chi tiết nguồn vốn cho các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện thành phố. Căn cứ nguồn vốn giao, các huyện, thành phố và các chủ đầu tư, đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung. Lũy kế thực hiện đến tháng 4.2023, tổng số vốn giải ngân đạt 381,751 tỷ đồng; đạt 11,7%. Trong đó: Vốn đầu tư 281,981 tỷ đồng, đạt 16,8% kế hoạch; vốn sự nghiệp 99,77 tỷ đồng, đạt 6,3% kế hoạch.

Để hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, mặc dù đến nay mới giải ngân được 3,8% vốn sự nghiệp/tổng nguồn vốn 738.787 tỷ đồng nhưng các địa phương đã triển khai các tiểu dự án với nhiều nội dung như: Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đã giao cho cộng đồng, hộ dân với tổng diện tích trên 84.300 ha; hỗ trợ giống cây, con, vật tư nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật sản xuất, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ...

Đặc biệt, đối với dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc là dự án có tổng kinh phí đầu tư lớn nhất với 869.271 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được 25,3% vốn đầu tư và 15,9% vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn như: Xây dựng, cải tạo các công trình giao thông nông thôn; nhà văn hóa; trường, lớp học; công trình thủy lợi; nâng cấp, cải tạo, mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã...

Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần tạo đà cho đồng bào các dân tộc của tỉnh vươn lên khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, thế mạnh, đoàn kết, đồng lòng xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Agribank Bắc Mê không ngừng mở rộng đối tượng vay vốn
BHG - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện đang là ngân hàng chủ lực triển khai 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Cho vay theo Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết; cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02/NQ-CP; cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản, tín dụng ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch”; cho vay xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững… Theo đó, Agribank Bắc Mê đã triển khai các giải pháp nhằm tăng độ phủ nguồn vốn vay và giúp huyện Bắc Mê tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội.
30/04/2023
Nông dân Quản Bạ phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sách
BHG - Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quản Bạ, nhiều hội viên nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, đã có hàng trăm hội viên được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
30/04/2023
Agribank Thanh Thủy hỗ trợ người dân làm giàu
BHG - Agribank Thanh Thủy phụ trách địa bàn 5 xã của huyện Vị Xuyên, gồm: Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải và Phương Tiến. Sau ảnh hưởng của dịch Covid -19, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo kinh tế vĩ mô và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thời gian qua, Agribank Thanh Thủy đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
29/04/2023
Đồng hành cùng huyện “cửa ngõ” Cao nguyên đá phát triển du lịch
BHG - Quản Bạ là huyện cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang gần 50 km về phía Bắc, mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cùng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Là vùng đất có nhiều tiềm năng về du lịch, nhận được sự đồng hành và tiếp vốn của Agribank Quản Bạ, nhiều hộ dân trên địa bàn có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, làm homestay, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng.
29/04/2023