“Sinh khí” mới giảm nghèo bền vững

16:38, 25/01/2023

 - Là một trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) quan trọng giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững lấy người dân làm trung tâm, hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển đến mọi tầng lớp nhân dân. Đây được xem là luồng “sinh khí” mới, trao cơ hội giúp người nghèo vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giảm nghèo là chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, được Quốc hội, Chính phủ bố trí nguồn lực thực hiện với hệ thống chính sách thường xuyên, nhằm hỗ trợ mọi mặt về đời sống kinh tế, xã hội cho hộ nghèo; huy động tối đa các nguồn lực của nhà nước và xã hội; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương; động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí vươn lên; lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm mục tiêu giảm nghèo bền vững. Theo chuẩn nghèo mới, các tiêu chí xác định hộ nghèo về thu nhập và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên so với giai đoạn trước; sự thay đổi này hướng đến mục tiêu đảm bảo thu nhập tối thiểu, đồng thời hỗ trợ cải thiện mức độ tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -  2025 với 6 dự án thành phần gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

Các công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư giúp người nghèo được sử dụng nước sạch. 

Theo kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025, toàn tỉnh có 79.102 hộ nghèo, chiếm 42,08% số hộ trong tỉnh; trong đó tại 7 huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 48,83% - 67,96%. Ngoài tiêu chí thu nhập, các hộ nghèo còn thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như: Việc làm, dinh dưỡng của trẻ em, trình độ giáo dục của người lớn, Bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh và tiếp cận thông tin. Nguyên nhân các hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, nguồn vốn, lao động, công cụ, phương tiện sản xuất, kiến thức và kỹ năng lao động, ốm đau, bệnh nặng.

Với phương châm “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau“; ngay sau khi có hướng dẫn của các bộ, ngành và phân bổ nguồn vốn của T.Ư về chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tỉnh đã quyết liệt triển khai thực hiện với các giải pháp đồng bộ, từng bước tháo gỡ khó khăn, giúp hộ nghèo được thụ hưởng chính sách kịp thời. Tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025; ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động về giảm nghèo bền vững và phát động phong trào thi đua, huy động tối đa nguồn lực xã hội phục vụ công tác giảm nghèo; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về công tác giảm nghèo; điều tra, rà soát hộ nghèo; khởi công các dự án; xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng.

Trong năm 2022, các huyện đã triển khai đầu tư khởi công mới 62 công trình liên xã thiết yếu, bao gồm: 47 công trình giao thông, 1 công trình điện, 8 công trình trường học, 1 công trình y tế, 3 công trình nước sinh hoạt, 1 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và 1 công trình chợ do cộng đồng đề xuất. Đối với tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn và tiểu dự án hỗ trợ việc làm bền vững (thuộc Dự án 4), UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn cho Trường Cao đẳng - Kỹ thuật và Công nghệ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện. Đối với nguồn vốn sự nghiệp, các cấp, ngành đang thực hiện giải ngân; trong đó các dự án về đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp được đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Với sự đầu tư lớn, toàn diện hướng đến mục tiêu tổng quát là thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn mở ra cơ hội lớn giúp tỉnh nhà thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025, trong đó, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm trở lên, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm 6%/năm trở lên. Đến năm 2025 có 2 huyện nghèo và 29 xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 2 lần so với năm 2020; 100% các huyện nghèo, xã thuộc huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa, kết nối thị trường và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuân trên vùng động lực kinh tế
-Niềm nở, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Phùng Viết Vinh cho biết: Bắc Quang đầu Xuân đã là một màu xanh biếc. Lúa Xuân đã cấy, ngô đã trồng, lạc cũng đã gieo. Cuộc sống làng trên, ngõ dưới xanh, sạch, ấm áp vui tươi. Các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ tiếng máy rộn rã gọi Xuân về. Trường học trẻ em đua bạn, theo cô rèn chữ, luyện người, tiếng nói cười vang muôn nơi...
25/01/2023
Khẳng định thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa
 - Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, từ một cái tên xa lạ – OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), trở nên gần gũi, quen thuộc đối với người sản xuất và tiêu dùng. Điều này cho thấy, OCOP đã trở thành hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, khẳng định vị thế, thương hiệu nông sản đặc trưng trên dải đất biên cương cực Bắc.
24/01/2023
OCOP thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn
BHG - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai đồng bộ tại huyện Bắc Quang đã trở thành giải pháp quan trọng để kinh tế nông thôn bứt phá theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị nông sản địa phương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo nền tảng vững chắc góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM).
24/01/2023
Ấm no về trên những mảnh vườn “Xuân”
 -  Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững đã thổi “luồng sinh khí” mới vào đời sống người dân. Những mảnh đất cằn xưa kia nay đã đơm hoa, kết trái như những mảnh vườn Xuân tràn nhựa sống, mang lại ấm no cho đồng bào nơi mảnh đất biên cương.
23/01/2023