Toàn tỉnh có 77 sản phẩm tham gia phân hạng OCOP

14:04, 01/12/2021

BHG - Ngày 1.12, tại Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021. Đồng chí Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT – Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Giang.

Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.
Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.

Năm nay, 10/11 huyện, thành phố (trừ huyện Hoàng Su Phì) có 94 sản phẩm được đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, chỉ có 77 sản phẩm của 48 chủ thể có hồ sơ đủ điều kiện đánh giá, phân hạng. Trong đó, 73 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, như: Trà tam giác mạch, kẹo tam giác mạch, mật ong bạc hà, tỏi đen, thịt hươu sấy khô, nhung hươu thái lát ngâm mật ong, khăn trải bàn dệt hoa văn thổ cẩm Pà Thẻn... Có 4 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ, du lịch và bán hàng, gồm: Du lịch cộng đồng thôn Quảng Hạ, thôn Nà Ràng (Xín Mần), Du lịch cộng đồng Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (Đồng Văn), Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ (Mèo Vạc).

Hội đồng đánh giá, kiểm tra phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.
Hội đồng đánh giá, kiểm tra phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.

Chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tiến hành từ nay đến hết 30.12. Các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh sẽ đánh giá sản phẩm theo bộ tiêu chí quy định; tập trung vào các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, chất lượng sản phẩm. Riêng nhóm sản phẩm dịch vụ, du lịch cộng đồng được tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở, sau đó đánh giá hồ sơ sản phẩm.

Kết thúc đợt đánh giá, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh sẽ tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể theo quy định.

Tin, ảnh: THU PHƯƠNG


Cùng chuyên mục

Bức tranh kinh tế 11 tháng nhiều gam màu sáng

Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, hoạt động xuất nhập khẩu duy trì hiệu quả, tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực,… cho thấy bức tranh kinh tế đang tươi sáng trở lại, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và bắt đầu tạo được "sức bật" mạnh mẽ cho thời gian tiếp theo.

29/11/2021
Ngân hàng Chính sách xã hội Mèo Vạc thực hiện mục tiêu kép

BHG - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc tiếp tục tăng cường thực hiện mục tiêu kép: Vừa đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn để người dân có điều kiện sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung toàn huyện.

29/11/2021
Quản Bạ phát triển bền vững đàn bò Vàng
BHG - Tính đến đầu tháng 10.2021, huyện Quản Bạ có gần 18.000 con bò, tăng trên 1.400 con so với cùng kỳ năm trước. Việc phát triển đàn bò Vàng theo hướng hàng hóa đã góp phần đưa ngành Chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện cửa ngõ phía Bắc. Thời gian trước đây, việcchăn nuôi bò Vàng ở huyện vẫn theo cách truyền thống, quy mô nhỏ lẻ chưa xứng tầm với tiềm năng; diện tích cỏ trồng ít, chưa chủ động nguồn thức ăn xanh thô cho bò, phụ thuộc nhiều vào chăn thả tự nhiên... Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức người dân còn hạn chế...
29/11/2021
Hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi

BHG - Với điều kiện đặc thù của khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán và kinh nghiệm sản xuất; phát triển chăn nuôi đang là động lực lớn nhất giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh giảm nghèo nhanh, bền vững, dần hướng tới sản xuất hàng hóa, vươn lên làm giàu. Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi của tỉnh qua Agribank Hà Giang đã khẳng định hiệu quả rõ rệt trong những năm qua.

29/11/2021