Xây dựng thương hiệu cam, quýt Quang Bình

08:26, 19/03/2013

HGĐT - Với tiềm năng thế mạnh về điều kiện đất đai, khí hậu và đa dạng về sản phẩm cây trồng, ngoài các loại cây mang tính phổ biến chung của tỉnh, huyện Quang Bình còn có những cây lợi thế đặc trưng, đó là cây cam sành và quýt chum. Những năm trước cam, quýt được huyện coi là cây kinh tế mũi nhọn trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo.


Theo thống kê, diện tích cam, quýt của huyện năm 2005 là 1.115,7 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 949,2 ha, năng suất 61,3 tạ/ha, sản lượng 5.816,9 tấn. Giá bán bình quân 3.500đ đến 5.000 đ/kg, tổng giá trị sản phẩm đạt trên 20 tỷđồng. Đến tháng 12.2012, diện tích này chỉ còn 468,2 ha (giảm 647,5 ha so năm 2005), diện tích cho thu hoạch 387,58 ha, năng suất 71,7 tạ/ha, sản lượng 2.783,78 tấn (giảm 3.033,12 tấn so năm 2005); giá bán bình quân từ 5.000 đến 7.000 đ/kg, tổng giá trị sản phẩm đạt trên 12 tỷ đồng. Như vậy, diện tích bình quân giảm hàng năm trên 9%/năm, diện tích cam tại 6 xã trong vùng quy hoạch cam, quýt của huyện là Yên Hà, Hương Sơn, Xuân Giang, Bằng Lang, Tiên Yên và Vĩ Thượng chỉ còn 431,8 ha, trong đó diện tích thu hoạch 359,15 ha. Nguyên nhân, theo đánh giá của các nhà khoa học, do các vườn cam hiện trong giai đoạn già cỗi, bị nhiễm bệnh vàng lá tương đối nặng, nguồn cây giống trồng mới không đảm bảo chất lượng, diện tích trồng cam không theo quy hoạch, chủ yếu là đất dốc, do đó công tác quản lý, chế độ chăm sóc hạn chế. Mặt khác, chế độ chăm sóc, đầu tư của nhân dân còn hạn chế, việc áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc không đúng hướng dẫn, công nghệ chế biến và bảo quản không được áp dụng, sản phẩm hàng hoá không có thương hiệu dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ.

 

Để tập trung xây dựng vùng cam hàng hóa mang thương hiệu cam sành Quang Bình những năm tới, huyện xác định cây cam, quýt là một trong 5 cây chính và chọn là cây số một tập trung phát triển nổi bật theo chỉ đạo của tỉnh. Đồng thời, khắc phục những hạn chế trong sản xuất cam, quýt và đề ra các biện pháp đồng bộ đạt hiệu quả kinh tế cao, đưa loại cây này trở lại vị trí đã có. Trước hết, huyện chỉ đạo các ngành chức năng rà soát lại quỹ đất hiện có của các xã vùng cam, phát triển theo hướng tập trung, liền vùng, liền khoảnh thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch; tổ chức bình tuyển và nhân giống cam sành đầu dòng để xây dựng cơ sở sản xuất giống cam bằng nhiều biện pháp như: Chiết ghép, ươm hạt, nhân giống từ những cây mẹ hoàn toàn sạch bệnh, đảm bảo độ “trẻ” của cây, kéo dài thời gian thu hoạch. Bên cạnh đó, sản xuất giống tại chỗ, tạo nguồn giống đảm bảo chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đối với kỹ thuật thâm canh, huyện sẽ rà soát, thống kê diện tích cam, quýt trên địa bàn, tập trung các xã trong vùng quy hoạch cam, quýt như Yên Hà, Hương Sơn, Xuân Giang, Bằng Lang, Tiên Yên, Vĩ Thượng. Tách riêng diện tích cam, quýt bị sâu bệnh, già cỗi, thoái hoá, xây dựng kế hoạch chi tiết phục hồi; tiếp tục nhân rộng các mô hình đã thực hiện, như: Chăm sóc, phục hồi cam, quýt bị già cỗi bằng phương pháp bón phân sinh học; sử dụng chế phẩm sinh học và túi bọc quả; khuyến khích các hộ trồng cam sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ. Đồng thời, tập huấn các biện pháp chăm sóc, thâm canh bằng cách “cầm tay chỉ việc”, thực hành trên vườn đồi cho các hô, như cắt tỉa cành, tạo tán, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh; khi thu hoạch phải đảm bảo đúng kỹ thuật, vệ sinh quả trước khi bảo quản, trong quá trình tiêu thụ có sự liên kết giữa các chủ hộ trồng cam với doanh nghiệp...

 

Cùng đó, huyện hỗ trợ 50 % giá cây giống cho các hộ tại các xã quy hoạch vùng trồng cam, quýt và hỗ trợ 50% chế phẩm sinh học phục hồi diện tích cam già cỗi. Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, huyện trong thời hạn 36 tháng, mức hỗ trợ tiền vay tối đa không quá 500 triệu đồng với quy mô từ 10 ha trở lên. Huyện sẽ xây dựng thương hiệu, thành lập Hiệp hội cam sành tuyên truyền, vận động bà con duy trì diện tích, đẩy mạnh chăm sóc, trồng mới bằng giống cam sạch bệnh; tiến hành xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu “Cam sành Quang Bình, Hà Giang”; đẩy mạnh quảng bá thương và thực hiện liên kết “bốn nhà”; hàng năm tổ chức hội thảo, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm giữa người trồng cam với ngành nông nghiệp, doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ.

 

Bài, ảnh: HIẾN CHƯƠNG

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sự no ấm của nhân dân
HGĐT - Sản xuất nông, lâm nghiệp (NLN) tỉnh ta trong năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sản xuất NLN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng ổn định, có chiều hướng tăng hơn so với năm trước.
28/02/2013
Tìm lại hương... chè
HGĐT- Câu chuyện buổi “trà dư...” của nhóm “nghiện” trà đến từ Hà Nội trong chuyến du xuân lên Hà Giang mới đây có lẽ sẽ khiến những người tâm huyết với cây chè Hà Giang phải suy ngẫm: “Chè Hà Giang “ngon đứt” các loại chè địa phương khác về... vị, nhưng chè Hà Giang chỉ nổi tiếng với những người biết... uống trà, còn trên thị trường thì vẫn còn “nhạt” lắm...”.
26/02/2013
Phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh
HGĐT- Năm 2012, với những giải pháp tích cực, sự cố gắng của Ban Giám đốc và tập thể CBVC từ tỉnh đến các chi nhánh ngân hàng cơ sở, hoạt độngkinh doanh của Agribank Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các chỉ tiêu kinh doanh vẫn có sự tăng trưởng theo định hướng đề ra. Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đến ngày 31.12.2012 đạt 1.940,3 tỷ, tăng so với đầu
22/02/2013
Vị Xuyên phấn đấu giành thắng lợi vụ Đông – xuân
HGĐT - Phát huy những năm qua, năm 2012, với sự đoàn kết, cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong huyện, nông nghiệp Vị Xuyên tiếp tục có bước tăng trưởng khá; tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 50 nghìn tấn, tăng hơn 1.300 tấn so với 2011, lương thực bình quân đầu người đạt 500 kg, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 15,5
21/02/2013