Nỗ lực giải ngân nguồn vốn Chương trình Chia sẻ

17:04, 19/11/2010

HGĐT- Chương trình Chia sẻ giai đoạn II thực hiện trong vòng 20 tháng, từ tháng 11.2009-6.2011, tại 197 thôn, 25 xã của huyện Hoàng Su Phì. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình 80 tỷ đồng, trong đó vốn tổ chức Sida Thụy Điển 65 tỷ đồng, vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam 15 tỷ đồng.


Năm 2010, Chương trình Chia sẻ bố trí kế hoạch vốn gần 45 tỷ đồng thực hiện các hợp phần Quỹ phát triển địa phương (PTĐP); lập kế hoạch quản lý PTĐP và phát triển KT-XH lồng ghép; đối thoại chiến lược và hợp phần hỗ trợ kỹ thuật. Hợp phần Quỹ PTĐP được triển khai nhằm giúp các thôn, xã, huyện xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH một cách bền vững, xoá đói lâu dài. Hợp phần Lập kế hoạch quản lý PTĐP và phát triển KT-XH lồng ghép là hệ thống nhiều bước kế tiếp nhau, các thôn, bản phải tuân thủ vào các hoạt động được tài trợ từ Quỹ PTĐP trong khuôn khổ Chương trình và được chứng minh là cách làm sáng tạo, hiệu quả, cho phép cộng đồng đưa ra ý kiến, lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho chính sự phát triển của họ. Hợp phần đối thoại chiến lược và phát triển chính sách ưu tiên mở rộng phạm vi của các hoạt động, nhằm truyền bá các mô hình, tác động đến chính sách ở nhiều cấp khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, đảm bảo hầu hết các hoạt động truyền bá đều được xây dựng, triển khai một cách chặt chẽ, đưa cách tiếp cận cốt lõi của Chương trình Chia sẻ vượt ra ngoài phạm vi của các vùng hưởng lợi trực tiếp, được lồng ghép vào cấu trúc của bộ máy hành chính Nhà nước, tạo mối liên hệ với các dự án, chương trình mục tiêu Quốc gia tương tự đang triển khai tại các địa phương và mô hình nông thôn mới của Chính phủ. Hợp phần đối thoại chiến lược sẽ sử dụng nhiều loại sản phẩm, hình thức trao đổi cũng như các hoạt động nhằm tạo môi trường thuận lợi để tổ chức đối thoại chính sách, góp phần tạo ra tính chất hoặc điều kiện cho những cuộc đối thoại; tiến hành các nghiên cứu chuyên biệt hoặc trực tiếp tham gia hỗ trợ phát triển các chính sách Quốc gia để có thể đưa Chương trình Chia sẻ II vào thực tiễn và hệ thống của Quốc gia.


Mục tiêu chung của Chương trình Chia sẻ giai đoạn II là xây dựng các vùng nông thôn phát triển thịnh vượng, với cơ chế phân phối thu nhập bình đẳng và nền hành chính Nhà nước được phân cấp. Mục tiêu cụ thể là có được cơ chế hiệu quả, nhằm củng cố kết quả giảm nghèo, tăng cường nền hành chính Nhà nước trong điều kiện phân cấp tại các vùng nông thôn nghèo được lồng ghép với các kế hoạch phát triển Quốc gia. Đối tượng hưởng lợi là các thôn, bản nghèo, hộ nghèo; đội ngũ cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh, T.Ư; các tác nhân trong xã hội; các tổ chức Phi chính phủ, khu vực tư nhân.


Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc triển khai các hợp phần gặp rất nhiều khó khăn, đến hết quý III, hợp phần Quỹ PTĐP mới giải ngân được trên 2 tỷ đồng, đạt 30% kế hoạch theo lĩnh vực, dự kiến đến hết tháng 12 thực hiện đạt khoảng 90%; hợp phần Lập kế hoạch phát triển KT-XH lồng ghép thực hiện đạt khoảng 2,4 tỷ đồng...các hợp phần còn lại kết quả đạt được cũng rất thấp. Nguyên nhân chính của tình trạng trên do năng lực cán bộ cũng như trình độ người dân hạn chế nên tiến độ lập kế hoạch hoạt động còn chậm, chất lượng các bản kế hoạch chưa cao, nhiều hoạt động còn bị thay đổi trong quá trình thực hiện. Mặt khác, ở BQL dự án cấp xã, đa số cán bộ làm việc kiêm nhiệm, ít có thời gian tham gia thực hiện dự án, phần lớn công việc được giao cho cán bộ hợp đồng tổ chức triển khai...nên nhiều kế hoạch không đảm bảo tiến độ đề ra. Bên cạnh đó, do kế hoạch ngân sách năm 2010 phê duyệt chậm nên một số hoạt động không triển khai được, để thực hiện hóa công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH lồng ghép, BQL Chương trình Chia sẻ cấp tỉnh, huyện đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ lập kế hoạch thuộc các ban, ngành của huyện, xã nhằm đảm bảo quá trình lập kế hoạch trở thành hoạt động có sự tham gia, lồng ghép với nhiều nguồn lực đầu tư trên cùng một địa bàn.


Trước thực trạng đó, BQL Chương trình Chia sẻ cấp tỉnh và BQL Dự án Giảm nghèo - Chia sẻ Hoàng Su Phì đề ra nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu đến cuối năm sẽ giải ngân được khoảng 95% nguồn vốn.


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghị quyết 30a, hội tụ nguồn lực lớn giúp Xín Mần phát triển
HGĐT- Nghị quyết 30a là sự cụ thế hóa các giải pháp của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ các huyện nghèo trong cả nước xóa nghèo nhanh, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển bền vững.
18/11/2010
Mèo Vạc tổng kết thực hiện một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn
HGĐT- Vừa qua, UBND huyện Mèo Vạc đã tổ chức Hội nghị tổng kết Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30.9.1999 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12.4.2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn. Dự hội nghị có lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo 18 xã, thị trấn của huyện.
17/11/2010
Quang Bình tích cực, chủ động phòng, chống đói, rét cho vật nuôi
HGĐT- Hiện nay, do thời tiết diễn biến khá phức tạp, nền nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng và vật nuôi. Trước tình hình đó, UBND huyện Quang Bình đã khẩn trương chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện cùng các ban, ngành chức năng chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ vật nuôi trong mùa đông...
17/11/2010
Toàn tỉnh đảm bảo năng suất, sản lượng lương thực năm 2010
Sản xuất nông nghiệp năm 2010 diễn ra trong điều kiện thời tiết khó khăn, bất lợi. Vụ Đông - xuân, hạn hán gay gắt trên diện rộng dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều ha mất trắng, nhiều diện tích bị ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.
16/11/2010